Nhiệm vụ ngành Công Thương những tháng cuối năm

Mặc dù các kết quả trong 4 tháng đầu năm 2024 rất khả quan nhưng ngành Công Thương vẫn cần tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó vì còn những khó khăn, thách thức tiềm ẩn.
Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương Ngành Công Thương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Đề xuất quy định về quản lý, cấp thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương Bộ Công Thương đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại phát triển

Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2024, trong thời gian tới ngành Công Thương sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ chính: (1) Tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ; (2) Tập trung triển khai các Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để khuyến khích đầu tư, phát triển các dự án trọng điểm, tạo đà tăng trưởng công nghiệp những năm tiếp theo.

Cụ thể:

Về sản xuất, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, rà soát các tồn đọng để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản...; Theo dõi sát tình hình phụ tải điện và diễn biến thời tiết, thủy văn để kịp thời ứng phó theo các kịch bản đã được Bộ chủ động xây dựng cho từng Quý, từng tháng 2024; đảm bảo cung ứng điện trong mọi tình huống;

Về bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, phát triển thị trường trong nước:

Tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thị trường trong nước bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân và doanh nghiệp.

Tổ chức đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước (như: Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030…).

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm, không để xảy ra tình trang thiếu hàng, sốt giá.

Phối hợp với các Bộ ngành trong việc tham mưu điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá, trong đó có mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm cung ứng xăng dầu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ.

Phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ chú trọng cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình nguồn cung hàng hóa… để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.

Phối hợp triển khai các tiêu chí, tiêu chuẩn về hạ tầng thương mại (tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong giai đoạn 2021-2025; mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 11856) về chợ kinh doanh thực phẩm…).

Nhiệm vụ ngành Công Thương những tháng cuối năm
(Ảnh minh họa)

Về xuất nhập khẩu hàng hóa:

Theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Đồng thời, tiếp tục kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường; duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu;

Khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA, liên kết kinh tế mới để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu;

Phát triển dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu;

Tăng cường năng lực về phòng vệ thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương; Chủ động theo dõi, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước;

Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ;

Tăng cường công tác thông tin, phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Sáng ngày 4/12/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2024. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương trình.
Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh", với quy mô 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Diễn đàn.
Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 11 năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) và các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ hợp tác ACCP tại Viêng Chăn, Lào.
Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.
Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Sáng ngày 02/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Chiều 2/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, với chủ đề: Tăng trưởng kinh tế "2 con số" vùng Đông Nam Bộ năm 2025: "Thách thức, cơ hội và giải pháp". Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã phát biểu tham luận tại phiên họp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận