Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024

Chiều ngày 4/1/2024 tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Cùng tham dự có lãnh đạo các đơn vị: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng), Cục An ninh kinh tế (Bộ Công An); đại diện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cùng đại diện các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo 63 Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Những kết quả đáng ghi nhận

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng, Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh - cho biết, năm 2023 là năm bản lề trước khi bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2023-2025). Năm 2023 cũng là năm đánh dấu 05 năm Tổng cục QLTT hoạt động dưới mô hình ngành dọc tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Bám sát sự chỉ đạo, điều hành năm 2023 của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục đã triển khai tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: chủ động giám sát, tấn công hàng giả trên môi trường mạng, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng cường kỷ luật, kỷ cương…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh

Kết quả đã đóng góp vào hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Công Thương trong thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh cung cầu hàng hóa quan trọng của ngành; các giải pháp phù hợp để ổn định giá các nguyên vật liệu quan trọng và các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân từ đó bình ổn thị trường, từng bước làm lành mạnh môi trường kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, có thể kể đến một số kết quả nổi bật như sau:

Trong năm 2023, lực lượng QLTT đã thanh tra, kiểm tra 71.928 vụ (tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022), phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm (tăng 19%); chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 37%). Thu nộp ngân sách nhà nước trên 501 tỷ đồng (tăng 2,2%). Qua hoạt động kiểm tra, kết quả xử lý vi phạm nêu trên, kết hợp với công tác tuyên truyền, truyền thông cho thấy, trong năm 2023 hiện tượng bày bán công khai hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã giảm; ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể kinh doanh đã được nâng cao.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, kết quả này không chỉ có sự phối hợp theo ngành dọc mà còn có sự đóng góp quan trọng của phối hợp “ngang” - giữa các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Biên phòng và các cơ quan thanh tra chuyên ngành trong công tác xây dựng cơ chế chính sách và kiểm tra, xử lý vi phạm.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 đánh giá cao lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị thành viên thuộc Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương làm việc rất trách nhiệm, cố gắng và có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, trong năm qua, sự phối hợp, hợp tác giữa Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương rất chặt chẽ, hiệu quả.

Dấu ấn của công tác Quản lý thị trường trong năm 2023 đó là việc phối hợp, trình Chính phủ ban hành Đề án 319 về chống hàng giả trên thương mại điện tử đến năm 2025. Bên cạnh đó, năm 2023, lực lượng đã xử lý trên 52.000 vụ việc vi phạm, con số này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” - ông Dũng đánh giá.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024

Cũng tại Hội nghị, đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Hải quan, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Cục QLTT địa phương đã chia sẻ sự chúc mừng về những kết quả đạt được của lực lượng QLTT trong năm 2023, công tác phối hợp giữa các lực lượng, những thuận lợi, khó khăn, đề xuất kiến nghị trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những nỗ lực và những kết quả quan trọng mà lực lượng QLTT đã đạt được trong năm 2023. Theo đó, Tổng cục đã chú trọng triển khai nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện khá nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công Thương, nhất là các chủ trương, chính sách, chỉ đạo có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Ngành. Tích cực, chủ động tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động công vụ của Lực lượng (như các đề án, công điện, chỉ thị và văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử; xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chống buôn lậu, hàng gian lận thương mại trên các tuyến biên giới, vùng biển, cảng hàng không quốc tế và địa bàn nội địa), góp phần bảo vệ và thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước.

Kết quả đạt được tuy chưa như kỳ vọng nhưng đây cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Bên cạnh đó, Tổng cục đã triển khai khá tốt nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, thanh tra chuyên ngành đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, góp phần lành mạnh hóa thị trường trong nước; đặc biệt đã duy trì tốt việc giám sát hoạt động của 100% cơ sở kinh doanh xăng dầu (từ doanh nghiệp đầu mối thương nhân phân phối đến hơn 17.000 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc), kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Cũng theo Bộ trưởng, trong năm qua, vấn đề, vụ việc phức tạp đã được Tổng cục QLTT xử lý khá tốt, từ đó củng cố được niềm tin của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đối với lực lượng QLTT, góp phần lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất kinh doanh (điển hình như: Vụ kiểm tra, thu giữ các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ở Lạng Sơn, Ninh Thuận, Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nội...).

Ngoài ra, công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QLTT và sự phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả… có kết quả tốt hơn.

Sự phối hợp giữa lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng khác đã chuyển biến tích cực, có hiệu quả bước đầu, tuy nhiên cần sự trao đổi chân thành, hợp tác chặt chẽ hơn nữa”- tư lệnh ngành Công Thương giao nhiệm vụ.

Liên quan đến công tác kỷ cương hành chính, nề nếp công tác (từ Tổng cục đến các đơn vị trực thuộc), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, công tác này đã được chấn chỉnh và có chuyển biến khá tích cực. Công tác cán bộ trong toàn lực lượng được kiện toàn đồng bộ, tạo được sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, công tác thông tin truyền thông, giáo dục pháp luật của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc được đẩy mạnh thực hiện và có nhiều chuyển biến rõ nét.

6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng QLTT

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và hoạt động của toàn lực lượng như tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ còn khá phổ biến. Số vụ phát hiện và xử lý tuy có tăng so với năm trước nhưng so với thực tế vi phạm thì còn rất nhỏ, chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra trên thị trường kể cả trên môi trường điện tử và truyền thống. Kiểm tra, kiểm soát địa bàn của các tổ, đội, cơ sở chưa thực sự sâu sát; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đi vào tính bản chất; áp dụng chế tài xử phạt không đủ sức răn đe. Công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức ở nhiều đơn vị chưa tốt; sức ì trong đội ngũ cán bộ, công chức (nhất ở cấp cơ sở) còn lớn; công chức vi phạm quy định của Ngành (thậm chí vi phạm quy định pháp luật) còn nhiều; việc xử lý sai phạm ở một số nơi chưa nghiêm túc. Tình trạng nhũng nhiễu (thậm chí có dấu hiệu bảo kê) của một số cán bộ ở cấp cơ sở trong lực lượng khi thi hành công vụ vẫn còn thể hiện đâu đó…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng quản lý thị trường trong năm 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những nỗ lực và những kết quả quan trọng mà lực lượng QLTT đã đạt được trong năm 2023.

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và ngành Công Thương nói riêng được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn sẽ dẫn tới hệ lụy là tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng bùng phát và ngày càng tinh vi hơn. Trong khi đó, kinh tế nước ta ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản lý hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất.

Từ bối cảnh trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra mục tiêu chung của công tác QLTT năm 2024. Đó là tập trung đấu tranh, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, phấn đấu tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đồng thời tiếp tục phát hiện, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương và các bộ, ngành chức năng những cơ chế, chính sách nhằm quản lý, vận hành nền kinh tế tốt hơn, hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên và kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém thời gian qua, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 được giao, tư lệnh ngành công Thương đề nghị lãnh đạo, công chức, người lao động trong toàn Lực lượng QLTT tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt thật sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ (qua các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Công điện…), cùng với khuyến nghị của các Bộ, ngành liên quan để thực hiện nghiêm, đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng QLTT, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, qua thực tiễn quản lý, thực thi công vụ, Tổng cục và các đơn vị trực thuộc cần chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành mới (hoặc sửa đổi, bổ sung) các quy định, cơ chế chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi (nhất là Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục sau 5 năm thực hiện mô hình theo ngành dọc)

Hai là: Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý thật nghiêm các sai phạm, nhất là sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (vừa qua, hầu hết địa phương mới quan tâm kiểm tra, xử lý vi phạm về niêm yết giá và xử phạt, không đủ sức răn đe, chưa đi vào nội dung có tính bản chất).

Tập trung kiểm tra, xử lý các sai phạm trong sản xuất kinh doanh một số mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, khí đốt, than đá, phân bón; các loại rau, củ, quả; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh... Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử.

Ba là: Tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, ý thức chấp hành trong toàn lực lượng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ; kiên quyết xử lý kịp thời, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm, nhất là các hiện tượng (hành vi) bảo kê, tham nhũng, tiêu cực. Tổng cục cần quy định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tập thể lãnh đạo và người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra những vi phạm nêu trên (chú ý áp rõ khung xử lý đối với những vi phạm điển hình để đủ sức giáo dục và răn đe).

Bốn là: Chú trọng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng QLTT hoạt động hiệu quả. Đồng thời, khẩn trương xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy chế phối hợp, chương trình hợp tác với Văn phòng 389 và các lực lượng chức năng địa phương.

Năm là: Từng cấp, từng đơn vị cần chủ động rà soát, xử lý các vấn đề, vụ việc phức tạp, bức xúc, nổi cộm trong đơn vị để xử lý kịp thời, dứt điểm theo đúng nguyên tắc, điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước và phù hợp tình hình.

Chăm lo tốt hơn công tác cán bộ, nhất là các khâu: Giáo dục rèn luyện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm đề bạt, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ (Chú ý: bố trí lãnh đạo, quản lý không là người địa phương; luân chuyển cán bộ phụ trách địa bàn, đối tượng quản lý để ngăn ngừa sai phạm).

Sáu là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông (trên tất cả các kênh) nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, sự đồng thuận trong hành động và sự chia sẻ, ủng hộ của xã hội đối với các hoạt động của Ngành; đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi hoạt động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trên các mặt công tác trong toàn lực lượng.

Nhiệm vụ trước mắt là cần phải mở đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán ở tất cả các mặt hàng. Trong đó xăng dầu là mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra, giám sát. Hoạt động giám sát phải được thực hiện 100% tại các cửa hàng bán lẻ, các thương nhân phân phối và doanh nghiệp đầu mối xăng dầu theo địa bàn”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo.

Về những kiến nghị đề xuất, Bộ trưởng giao Tổng cục QLTT phối hợp với Văn phòng Bộ phân loại, tham mưu báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền (hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Lực lượng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mở cửa Phòng trưng bày  “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”

Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Sáng 22/11/2024, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Chiều nay (21/11), với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Sắp mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng Thật - hàng Giả tại Hà Nội

Sắp mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng Thật - hàng Giả tại Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức Phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”. Phòng trưng bày sẽ khai mạc vào 9:00 thứ Sáu, ngày 22/11/2024 tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận