Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam là một trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam có 16 hiệp định thương mại tự do đã được đưa vào thực thi với hơn 60 đối tác, hầu hết là những nền kinh tế lớn phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa nước ta trở thành một trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và liên tục đạt kỷ lục về xuất siêu.

Chiều 4/6/2024, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương.

Quốc hội tập trung vào chất vấn các nhóm nội dung cụ thể là: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên là người trả lời chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình thêm về những vấn đề có liên quan và đại biểu Quốc hội quan tâm.

Việt Nam là một trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong phiên chất vấn

Báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có (như: Đứt gãy các nguồn cung, suy giảm tổng cầu do dịch bệnh, xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại và cạnh trạnh địa chính trị giữa các nước lớn; nhiều tồn tại lũy kế của ngành chưa thể giải quyết triệt để; đặc biệt là liên tục thiếu lãnh đạo và nhân lực có kinh nghiệm của Ngành), song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước, Ngành Công Thương đã nỗ lực, phấn đấu đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Nổi bật là: (1) Sản xuất công nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch, từng bước phục hồi phát triển, có sự bứt phá từ quý 3/2023 đến nay, duy trì vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. (2) Thương mại trong nước tăng trưởng khá mạnh, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn thách thức; hàng hóa dồi dào với giá cả khá ổn định. (3) Xuất nhập khẩu 8 năm liền đạt được kỷ lục mới về kim ngạch và thặng dư thương mại; đặc biệt, năm 2023 đạt mức xuất siêu 28 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với năm trước; 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trên 16% so với cùng kỳ năm trước, thặng dư thương mại đạt trên 8,1 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Đặc biệt trong một số lĩnh vực như: MTĐT phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 20-25%/năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng; quy mô TMĐT đạt trên 20 tỷ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước. Để bảo đảm hoạt động TMĐT phát triển lành mạnh, bền vững, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT, như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách; Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong TMĐT; thiết lập cơ chế tiếp nhận kiến nghị và phản hồi trực tuyến với người tiêu dùng để hỗ trợ xử lý, gỡ bỏ các nội dung bán hàng trái pháp luật trên các nền tảng số... Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT vẫn còn các tồn tại, hạn chế và thách thức rất lớn như trong Báo cáo của Bộ đã gửi các ĐBQH. Thời gian tới Bộ CT sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động TMĐT, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Để thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK thông qua việc đàm phán, ký kết và khai thác có hiệu quả các Hiệp định FTA mà nước ta là thành viên.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đến nay, Việt Nam có 16 FTA đã được đưa vào thực thi với hơn 60 đối tác (hầu hết là các nền kinh tế lớn), phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa nước ta trở thành một trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế, với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và liên tục đạt kỷ lục về xuất siêu. Để đạt được kết quả đó, Ngành Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về các cam kết quốc tế trong các FTA mà Việt Nam là thành viên; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ DN và người SX tập trung khai thác các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng; Đẩy mạnh hoạt động XTTM, kết nối cung cầu hàng hóa và phát huy vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại, giúp các DN, người SX và cơ quan QLNN có phản ứng chính sách phù hợp.

Việc khai thác có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp các DN Việt Nam mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh XK, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ta tham gia sâu hơn vào chuỗi SX và cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, hiệu quả khai thác các ưu đãi từ các FTA chưa cao như kỳ vọng; XNK hàng hóa của nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn; tỷ trọng kim ngạch XK của các DN trong nước còn thấp so với các DN FDI... Đây là những vấn đề mà Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần quan tâm, tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, CN cơ khí phục vụ nông nghiệp: Những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngành Công Thương đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp này theo quy định của Nhà nước; kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các hiệp hội, DN phục hồi, phát triển SXKD; đồng thời, tích cực kết nối các DN trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước cùng nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành CNHT, công nghiệp cơ khí của nước ta đã có bước phát triển đáng kể, tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn Ngành, giữ vị trí dẫn dắt, đầu tàu tăng trưởng của ngành công nghiệp, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong nước, đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch XNK, thặng dư thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng tôi tin rằng vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà ngành Công Thương cần nỗ lực, tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 18/12. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công nghiệp dẫn dắt đà tăng toàn thị trường, trong đó nổi bật là mặt hàng ca cao với giá tăng vọt gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Dù kinh tế thế giới còn nhiều thách thức song nhờ nền tảng vĩ mô ổn định và các biện pháp hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 đã phục hồi mạnh mẽ, trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng.
11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 24,31 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD, còn khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo, nghiêm cấm tiêu cực, tham nhũng, hoàn thành trước 31/1/2025, đảm bảo triển khai nhanh, phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (12-12), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, trừ giá xăng RON95 bật tăng 33 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện số 10075/CĐ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2024 gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; các chủ đập thủy điện trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận