Buôn lậu hơn 6 tấn vàng, 24 đối tượng bị khởi tố

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong hai đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 từ Campuchia về Việt Nam.

Lợi dụng thị trường có nhu cầu tiêu thụ vàng miếng, vàng nguyên liệu và giá vàng trong nước cao hơn giá vàng tại Campuchia, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối tượng đã tổ chức nhập lậu lượng lớn vàng từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh).

Kết quả điều tra của cơ quan Công an cho thấy, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát kinh tế- Bộ Công an đã xác lập, đấu tranh chuyên án Buôn lậu vàng qua biên giới Việt Nam - Campuchia.

Buôn lậu hơn 6 tấn vàng, 24 đối tượng bị khởi tố
Tang vật lực lượng chức năng thu được trong vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng

Theo đó, ngày 28/9/2022, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Tây Ninh áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bắt giữ đường dây buôn lậu này.

Đây là đường dây buôn lậu có quy môlớn, diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến nhiều đối tượng, trên nhiều tỉnh, thành phố với thủ đoạn thiết lập đường dây khép kín, thu mua gom ngoại tệ (USD) từ Việt Nam chuyển qua Campuchia mua vàng để mang về Việt Nam tiêu thụ.

Trong 2 ngày 27 và 28/9/2022, đường dây này đã nhập lậu 198 kg vàng. Lực lượng chức năng đã bắt quả tang và xác định được đối tượng chủ mưu cầm đầu, vận chuyển, tiêu thụ. Đồng thời thu giữ 103 kg vàng, hơn 2,8 triệu USD và 26,7 tỷ đồng (VNĐ); các phương tiện, thiết bị, vật chứng liên quan…

Từ vụ việc bắt quả tang nêu trên, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá tài liệu, chứng cứ, phân loại đối tượng mở rộng điều tra. Kết quả cho thấy, cả hai đường dây buôn lậu vàng này do Nguyễn Thị Minh Phụng (sinh năm 1981, quê Bình Định) và Nguyễn Thị Kim Phượng (sinh năm 1985, ở Tây Ninh) cầm đầu.

Các bị can Nguyễn Thị Minh Phụng kinh doanh tự do tại TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Kim Phượng kinh doanh tự do tại Tây Ninh và Nguyễn Thị Thúy Hằng là chủ cửa hàng vàng Kim Oanh Hằng, tại TP. Tây Ninh.

Các bị can này thấy giá vàng trên thị trường Việt Nam cao hơn giá vàng bên Campuchia nên đã thỏa thuận, thống nhất, nhận đặt bán vàng lậu cho các chủ cửa hàng vàng trong nước.

Các bị can đã liên hệ với các đối tượng người Campuchia và Nguyễn Thị Ngọc Giàu (là cư dân biên giới, sinh sống tại cửa khẩu Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh) đặt mua vàng lậu từ Campuchia mang về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc để bán lại kiếm lời.

Theo kết quả điều tra, để vận chuyển vàng trái phép về Việt Nam, các bị can đã tổ chức thành 2 đường dây. Đường dây thứ nhất do Nguyễn Thị Minh Phụng cầm đầu, móc nối với Nguyễn Thị Ngọc Giàu và lôi kéo 20 người tham gia. Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2022, các đối tượng buôn lậu 4.830 kg vàng thỏi, trị giá hơn 6.644 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam, hưởng lợi hơn 17,6 tỷ đồng.

Đường dây thứ hai do Nguyễn Thị Kim Phượng cầm đầu, móc nối với Nguyễn Thị Ngọc Giàu và lôi kéo 5 người khác tham gia buôn lậu. Trong khoảng thời gian từ tháng 7-9/2022, các đối tượng tổ chức 1.320kg vàng thỏi, trị giá 1.817 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam, hưởng lợi hơn 6,8 tỷ đồng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục đối tượng của 2 đường dây trên đã tổ chức vận chuyển trái phép hơn 6 tấn vàng, trị giá 8.461 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam để bán, thu lợt bất chính hàng chục tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận