Chính phủ chỉ đạo triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, trong quý I, quý II và các năm tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định của luật.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Trong tháng 4, NHNN chủ trì thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến luật thuộc thẩm quyền ban hành. Đồng thời, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của luật và các văn bản quy định chi tiết dưới luật.
Chính phủ giao NHNN, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành luật.
Đồng thời, rà soát các nội dung quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng giao Chính phủ, Thủ tướng ban hành theo thẩm quyền, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn, đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.
Chính phủ yêu cầu NHNN và các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp... rà soát, xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo có hiệu lực thi hành Luật Các tổ chức tín dụng từ ngày 1/7.
Trước đó, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.
Những thay đổi liên quan đến sở hữu chéo, chi phối tổ chức tín dụng; can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý tài sản đảm bảo... sẽ có tác động nhiều nhất đến hoạt động của các ngân hàng niêm yết.
Các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá việc thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 42 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023.
Với quy định giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và các bên liên quan, trong quy định mới, cổ đông cá nhân sẽ không được sở hữu quá 5%, tổ chức không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (bao gồm cả sở hữu gián tiếp). Cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng và quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng khác.
Tình trạng sở hữu chéo, chi phối tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề nổi cộm thời gian qua. Để giảm thiểu tình trạng này, luật đã đưa ra các quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và người có liên quan so với quy định cũ.
Sự thay đổi này được cho sẽ làm hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giảm thiểu rủi ro có thể gây tác động đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
