Chính phủ sắp ban hành Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương (cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định), ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới.

Thủ tướng yêu cầu Nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Chính phủ sắp ban hành Nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà- Ảnh 2.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan bám sát tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống này không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt với mức giá bằng giá trung bình năm trước; mở rộng quy định cho phép giao dịch, mua bán điện mặt trời mái nhà tự dùng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan bám sát tình hình, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết.

Trước đó ngày 8/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến yêu cầu nghiên cứu thông tin Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh trong quá trình xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Công văn số 6391/VPCP-CN ngày 7/9/2024 của Văn phòng Chính phủ nêu Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 3/9/2024 có thông tin: TS. Cao Anh Tuấn, chuyên gia độc lập về thị trường điện, cho rằng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nền kinh tế và nhu cầu xanh hóa của doanh nghiệp thì nhất định cần nới room công suất điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN). Tuy nhiên, cần làm rõ sản lượng giữa yêu cầu của ĐMTMN cho cơ chế Private DPPA.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cần tham khảo kinh nghiệm từ nước Đức về kinh nghiệm điều hành thị trường có tỷ lệ Năng lượng tái tạo (NLTT) cao, hơn 55% tỷ lệ điện năng từ NLTT (2023), và đạt mục tiêu 80% điện năng từ NLTT vào năm 2030, do đó khuyến nghị chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước Đức về điều hành thị trường điện và kinh nghiệm phát triển. Do đó cần cho phép thuê bên thứ 3 vào đầu tư ĐMTMN và bán lại cho chính chủ ĐMTMN của nhà máy đó.

Đề xuất Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư cho bên thứ 3 vào thuê mái và đầu tư cung cấp ĐMT cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản tự tiêu. Cụ thể như cho phép giao dịch, buôn bán ĐMTMN tự sản, tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất…

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiêp phản ánh nêu trên để tham khảo trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; báo cáo Chính phủ trước ngày 10/9/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Kết thúc ngày giao dịch 24/9, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá nhờ sự hỗ trợ của yếu tố vĩ mô, đặc biệt là động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Cuộc họp cấp Bộ trưởng Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Ngày 24 tháng 9 năm 2024, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) theo hình thức trực tuyến.
Phát động các Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Phát động các Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Ngày 25/9, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ phát động “Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024; Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Trước tình hình giá cà phê tăng cao, Chính phủ Algeria đã ban hành nghị định số 24-279 ngày 20/8/2024 quy định giá trần đối với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng trưởng vượt bậc

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng trưởng vượt bậc

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, trong tháng 8 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 106 tỷ SGD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt hơn 55,9 tỷ SGD, tăng 4,38% và nhập khẩu hơn 50,12 tỷ SGD, tăng 1,76%.
Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN và các đối tác

Trong vai trò nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN – EU, tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – EU, Việt Nam đã trình bày báo cáo của Nhóm công tác về Thương mại và Đầu tư ASEAN-EU trong đó đáng chú ý là việc khởi động nghiên cứu chung về chính sách thương mại số, thương mại điện tử ASEAN-EU. Các Bộ trưởng đã thông qua các kiến nghị này.
Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Canada

Năng lượng hạt nhân được Chính phủ Canada coi là một cấu phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá năng lượng; là nguồn năng lượng sạch và bền vững và có khả năng đảm bảo cho nhu cầu năng lượng hiện nay và tương lai của Canada.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận