Chính phủ yêu cầu xem lại Nghị định quản lý thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

Bám sát diễn biến kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; kiên định, nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Chính phủ yêu cầu xem lại Nghị định quản lý thị trường vàng
Ảnh minh họa

Theo dõi chặt chẽ tình hình, kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại để chủ động có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, khả thi, kịp thời theo thẩm quyền và đúng quy định, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra trong năm 2024, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế.

Trước 10/4, công khai mặt bằng lãi suất cho vay

Trước ngày 10/4/2024, thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng, nghiên cứu có lộ trình từng bước bỏ hạn mức tín dụng và có kiểm soát bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bảo đảm an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch và hoạt động theo cơ chế thị trường.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhất là bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm soát rủi ro nợ xấu và có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng..

Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tích cực thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn nghiên cứu xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với thời hạn cho vay từ 10 đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn 3 - 5% so với cho vay thương mại thông thường để đối tượng người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp có cơ hội, động lực mua nhà theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 123/TB-VPCP ngày 27/3/2024 của Văn phòng Chính phủ.

Xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.

Khẩn trương hoàn thành việc định giá các ngân hàng bắt buộc và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, trình Chính phủ xem xét, quyết định theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 05/3/2024; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương rà soát kỹ lưỡng, kiểm tra toàn diện hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán, ngân hàng điện tử… để kịp thời khắc phục sơ hở, lỗ hổng của hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn bảo mật.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).
Thanh tra hành vi thao túng đẩy vàng sốt giá

Thanh tra hành vi thao túng đẩy vàng sốt giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Sau 6 phiên đấu giá, 14.900 lượng vàng đã bán ra thị trường

Sau 6 phiên đấu giá, 14.900 lượng vàng đã bán ra thị trường

Trong 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, có 3 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 14.900 lượng, 3 phiên còn lại không thành công do không có đủ số lượng thành viên đặt cọc và bỏ thầu.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp tục đấu thầu vàng miếng ngày mai 16/5

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng ngày mai 16/5

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 vào sáng mai 16/5, với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.
Sắp xếp đơn vị hành chính: Hà Nội sẽ giảm 61 xã

Sắp xếp đơn vị hành chính: Hà Nội sẽ giảm 61 xã

HĐND TP. Hà Nội chuẩn bị xem xét, thông qua chủ trương về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, dự kiến Hà Nội sẽ giảm 61 xã và không thực hiện sắp xếp quận Hoàn Kiếm.
Cảnh báo những dấu hiệu nhận diện công ty “ma”

Cảnh báo những dấu hiệu nhận diện công ty “ma”

Nhà nước tạo điều kiện về thủ tục đăng ký, cấp phép thành lập doanh nghiệp, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; tuy nhiên việc quy định như hiện tại cũng đã làm phát sinh ra các “doanh nghiệp ma” lợi dụng thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp thông thoáng, đơn giản, dễ dàng và chi phí thấp... để trục lợi.
Tiếp tục tìm người bị hại trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tiếp tục tìm người bị hại trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục tìm người bị hại còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh phát
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận