Chùa Bái Đính đã chính thức khai hội Xuân Giáp Thìn 2024
Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An.
Tham dự lễ khai hội có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nam Định; Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo tỉnh Ninh Bình, Phó trụ trì chùa Bái Đính; cư sĩ Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, cùng các tăng ni, phật tử trên cả nước.
![]() |
Quần thể chùa Bái Đính |
Về phía tỉnh Ninh Bình, có sự tham gia của Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Đoàn Minh Huấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc.
Lễ khai hội chùa Bái Đính là một sự kiện quan trọng trong văn hóa tâm linh Việt Nam, thu hút hàng nghìn đạo hữu và du khách đến tham gia. Đây là dịp để du khách hiểu rõ hơn về văn hóa dân gian Việt Nam.
Bên cạnh những hoạt động tôn giáo, lễ khai hội chùa Bái Đính là dịp để người dân và du khách tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giải trí. Các sự kiện nghệ thuật truyền thống, như múa rối, hát chầu văn và các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian thường diễn ra tại khu vực xung quanh chùa.
Lễ khai hội chùa Bái Đính cũng thường có các hoạt động xã hội, như các chiến dịch từ thiện, quyên góp chung tay xây dựng cộng đồng và giúp đỡ những người khó khăn, hoặc các chương trình hỗ trợ giáo dục và y tế.
Quần thể chùa Bái Đính hiện nay rộng 1.700 ha, bao gồm khu cổ, chùa Bái Đính mới và các khu vực khác, như công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh, được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa thung lũng và núi đá, là cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc của chùa mới mang đậm nét truyền thống, hoành tráng và đồ sộ. Vì vậy, chùa nhanh chóng trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
![]() |
Chùa Bái Đính đã nhận được sự công nhận từ UNESCO và được vinh danh là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả 2 tiêu chí văn hoá và thiên nhiên.
Năm 1997, chùa được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa-cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù chùa có lịch sử từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư, nhưng chùa Bái Đính cổ mang nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật đặc trưng của thời Lý.
Ngày 28/2/2012, chùa Bái Đính lập kỷ lục với 8 danh hiệu chùa lớn nhất châu Á.
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây cố đô Hoa Lư tựa như tiên cảnh vắt vẻo trên sườn núi Bái Đính, xung quanh chùa được bao bọc bởi các dãy núi đá lớn và thung lũng mênh mông. Chùa Bái Đính Ninh Bình đã thu hút sự chú ý của rất đông du khách trong nước và quốc tế bởi nơi đây từng là nơi đóng đô của nhà Đinh trong lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư xưa. Cũng chính tại nơi này, đã có ba triều đại Vua Đinh, Tiền Lê, Lý nối tiếp nhau ra đời. Chính vị các vị vua này rất quan tâm và coi trọng đạo Phật nên Ninh Bình đã có rất nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có cả chùa Bái Đính.
Theo người xưa tương truyền lại rằng ý nghĩa của tên chùa bắt nguồn từ: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất trời, Tiên Phật. Đính mang ý nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa thờ cúng Tiên Phật ở trên núi cao. Chính vì thế, tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa Bái Đính cổ còn là một trong những di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia trên đất cố đô Hoa Lư, có giá trị về cả mặt tâm linh và danh thắng.
Lễ hội được tổ chức với mục đích để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra thường lệ từ chiều ngày mùng 1 tết. Lễ hội này được khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chùa vào thời gian trên để thăm thú quang cảnh núi rừng và chiêm ngưỡng các hoạt động văn hóa lễ hội tại Ninh Bình.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
