Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN

Chính phủ ban hành Nghị định 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Công trình điện là tài sản công được chuyển giao theo quy định tại Nghị định này gồm:

Công trình điện là tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

Công trình điện là tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tài sản công tại doanh nghiệp);

Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN

Công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước do Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư (công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước);

Công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Công trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần giá trị công trình điện tăng thêm do tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp trên công trình điện hiện hữu của đơn vị điện lực) do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hình thức không hoàn trả vốn và đơn vị điện lực thống nhất tiếp nhận (công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước);

Công trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc hình thành từ dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và được các bên thỏa thuận chuyển giao cho đơn vị điện lực theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị điện lực thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận (công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Điều kiện công trình điện được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Nghị định nêu rõ, công trình điện quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định tại Chương II Nghị định này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (*)

Phù hợp với quy hoạch phát triên điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao (đối với công trình điện: Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110 kV trở lên; nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện);

Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;

Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;

Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác.

Đối với công trình điện quy định tại điểm 1, 2 nêu trên đáp ứng quy định tại điểm a, điểm d trên đây mà không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c nhưng đơn vị điện lực xác định có thể thực hiện cải tạo, sửa chữa để tiếp tục vận hành thì được xác định đủ điều kiện chuyển giao.

Nghị định nêu rõ, công trình điện quy định tại điểm 5 nêu trên được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định tại Chương III Nghị định này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định (*) và phải có khả năng cấp điện hoặc phát triển cấp điện cho các tổ chức, hộ dân tại địa phương.

Công trình điện quy định tại điểm 6 nêu trên phải đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Trình tự, thủ tục chuyển giao công trình điện là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước

Theo Nghị định, khi có công trình điện cần chuyển giao, Bên giao có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chuyển giao gửi (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số) tới Bên nhận theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định và lập Biên bản theo mẫu; trên cơ sở đó:

Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo quy định và thực hiện các nội dung theo quy định (**), (***) dưới đây.

Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng.

Nghị định nêu rõ, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện, Thủ trưởng Bên giao ban hành Quyết định chuyển giao công trình điện theo mẫu. (**)

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao, Bên giao chủ trì, phối hợp với Bên nhận thực hiện bàn giao, tiếp nhận công trình điện kèm theo hồ sơ theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành Biên bản theo mẫu.(***)

Căn cứ Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản, Bên nhận thực hiện ghi tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Sáng ngày 4/12/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2024. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương trình.
Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh", với quy mô 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Diễn đàn.
Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 11 năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) và các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ hợp tác ACCP tại Viêng Chăn, Lào.
Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.
Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Sáng ngày 02/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Chiều 2/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, với chủ đề: Tăng trưởng kinh tế "2 con số" vùng Đông Nam Bộ năm 2025: "Thách thức, cơ hội và giải pháp". Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã phát biểu tham luận tại phiên họp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận