Cơ hội cho hàng Việt Nam vào EU qua thương mại điện tử

Với lợi thế kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ mở rộng phạm vi nhóm hàng, sản phẩm và đối tượng bán hàng lớn hơn trước.

Hiện nay các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam sang EU còn đang sơ khởi. Nhưng tin mừng là gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thành công ban đầu khi bắt đầu xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới của mình tại EU.

Vừa qua 3 tấn vải thiều Bắc Giang đầu tiên của Việt Nam đã được nhập khẩu sang Đức qua sàn thương mại điện tử Voso. Đây là chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) với Sàn thương mại điện tử Voso và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), để từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Công ty CP Bưu chính Viettel cho biết, việc tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới đã được Voso lên kế hoạch từ lâu. Tới đây, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều nông sản lên sàn thương mại điện tử, nhưng không chỉ là phục vụ người tiêu dùng trong nước, mà cho cả bà con kiều bào cũng có cơ hội được thưởng thức những món ăn đậm hương vị quê hương, góp phần nâng tầm nông sản Việt.

Đánh giá về sự kiện này, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam đã xuất khẩu lượng lớn trái cây, nông sản sang thị trường các quốc gia châu Âu, châu Á,… trong đó xuất khẩu qua thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) đều thông qua nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon.

“Sự kiện xuất khẩu thành công vải thiều Bắc Giang theo phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới của Voso Global - nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam, là dấu mốc đặc biệt. Có thể coi đây là một bước tiến đáng ghi nhận đối với ngành thương mại điện tử Việt Nam trong việc đưa các sản phẩm nông sản tươi chất lượng cao ra thị trường nước ngoài, có nhiều tiêu chuẩn khắt khe như thị trường châu Âu”, Cục trưởng Đặng Hoàng Hải nhìn nhận.

Cơ hội cho hàng Việt Nam vào EU qua thương mại điện tử
Các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam sang EU còn đang sơ khởi. Nhưng đây là những thành công ban đầu khi bắt đầu xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới của mình tại EU

Số liệu thống kê từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cũng cho biết, năm 2020, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU đã đạt tới 146 tỷ euro, tăng 35% so với năm 2019, và chiếm khoảng 25,5% doanh số thương mại điện tử của cả châu Âu (573 tỷ euro).

Dự báo năm 2022, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU sẽ đạt 220 tỷ euro, tức là tăng gấp đôi so với doanh số năm 2019 (108 tỷ euro), trong đó thị trường Đức tăng 43% đạt 27 tỷ euro, Pháp tăng 34% đạt 20 tỷ euro, Tây Ban Nha tăng 30% đạt 10 tỷ euro, Hà Lan tăng 26% đạt 4,4 tỷ euro. Tại châu Âu, thị trường Anh là nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) có mức tăng trưởng lớn nhất tăng tới 38% đạt 33 tỷ euro.

Ngoài ra, thông tin Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cũng cho biết, người dân EU không chỉ mua hàng và dịch vụ trực tuyến trong nước mà còn mua hàng từ nước thành viên EU khác cũng như từ một số nước ngoài lãnh thổ EU (đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ).

Người tiêu dùng ở EU đánh giá cao các ưu điểm của thương mại điện tử như: sự tiện lợi khi có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, tiếp cận với nhiều loại sản phẩm hơn, so sánh giá cả và chia sẻ ý kiến của họ về hàng hóa với những người tiêu dùng khác và đặc biệt là kênh mua sắm hiệu quả trong điều kiện hạn chế bởi dịch bệnh.

Từ những phân tích trên, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ nhận định, “doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng một chiến lược dài hạn".

Tuy nhiên, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cũng lưu ý, theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế GTGT nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 euro. Tất nhiên nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU, theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.

“Các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bán hàng online hoặc qua sàn giao dịch thương mại điện tử tới người tiêu dùng EU cần đăng ký kinh doanh ở một nước EU và nên khai báo các giao dịch theo trang web IOSS của từng nước thành viên.

Nếu nhà cung ứng thương mại điện tử không có trụ sở tại một nước EU thì cần phải chỉ định một đại diện đăng ký tại EU để thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ thuế GTGT. Như vậy nếu một sàn giao dịch điện tử nào đó của Việt Nam có chiến lược cung ứng dịch vụ đến EU đều phải tìm một đối tác đại diện tại EU để thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của mình”, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết.

Thương mại điện tử xuyên biên giới có thể sẽ mở ra câu chuyện xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác vốn là thế mạnh của Việt Nam, nhất là khi Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực. Với lợi thế của thương mại có thể kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, do vậy phạm vi nhóm hàng, sản phẩm và đối tượng bán hàng sẽ được mở rộng hơn trước.

Cơ hội này không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung mà cho cả các doanh nghiệp nhỏ,doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã, các cá nhân có sản phẩm chất lượng tốt và biết vận dụng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tuy nhiên, cơ hội bao giờ cũng đi kèm với thách thức. Đó là những khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, bảo quản hàng hoá, khâu thông quan hàng hoá, hiểu biết về thủ tục xuất nhập khẩu và đặc biệt là đối với lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây chính là những vấn đề mà doanh nghiệp, các nhà bán hàng Việt Nam cần phải tìm hiểu, nắm bắt và thực hành thao tác thành thạo.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương mại điện tử tăng trưởng đột phá trong Qúy I/2024

Thương mại điện tử tăng trưởng đột phá trong Qúy I/2024

Theo báo cáo của Metric, doanh thu bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất tại Việt Nam quý I năm 2024 cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.
Phát hiện hơn 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Phát hiện hơn 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT), tháng 3/2024, có tất cả 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo số 344 về việc triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID).
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Tây Bắc

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Tây Bắc

Ngày 20/4/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Điện Biên tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử: từ sản xuất đến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc”.
Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5