CPI tăng bình quân 4,03% trong 5 tháng đầu năm

Theo Báo cáo Kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, so với tháng trước, CPI tháng 5 tăng 0,05% (khu vực thành thị tăng 0,04%, khu vực nông thôn tăng 0,05%).

CPI tăng bình quân 4,03% trong 5 tháng đầu năm- Ảnh 1.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 3 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng ổn định giá.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,13 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,59%, tác động tăng 0,13 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,14%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; nhóm lương thực giảm 0,26%, góp phần giảm 0,01 điểm phần trăm.

Cũng trong tháng 5, chỉ số giá nhóm lương thực giảm 0,26% so với tháng trước. Trong đó, chỉ số giá nhóm gạo giảm 0,32% (gạo tẻ thường giảm 0,38%, gạo nếp giảm 0,26%, gạo tẻ ngon giảm 0,11%). Giá gạo trong nước giảm theo giá gạo xuất khẩu và các địa phương đang thu hoạch vụ Đông Xuân nên nguồn cung gạo tăng.

Bên cạnh đó, chỉ số giá một số nhóm khác tăng, như: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,14% do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng; may mặc, mũ nón và giày dép giữ mức giá ổn định do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm đầu mùa Hè; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,38%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng, số ca nhiễm bệnh sởi, thủy đậu, tay chân miệng tăng nhanh, nên người dân có nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch...

CPI tăng bình quân 4,03% trong 5 tháng đầu năm

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,73%, góp phần giảm CPI chung 0,17 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng trong nước giảm 4,72%. Giá dầu diezen giảm 5,08% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,09% do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ, phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng.

Ngoài ra ,chỉ số giá nhóm giáo dục cũng giảm 0,25% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung 0,02 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,3%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

CPI tăng bình quân 4,03% trong 5 tháng đầu năm- Ảnh 2.

Nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 5/2024 tăng 4,44%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 1 nhóm giảm giá.

Tính chung 5 tháng, CPI bình quân tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023.

Các yếu tố tạo nên mức này gồm có: Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023; chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao; chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.

Mặt khác, yếu tố tác động giảm CPI 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước là nhóm bưu chính, viễn thông giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2024 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,03%), chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tham gia và tháp tùng Tổng Bí thư trong các hoạt động của đoàn chính thức, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Indonesia.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Kyrgyzstan tới Việt Nam, sáng 7/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại cuộc gặp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Từ 15h hôm nay, ngày 6/3, giá xăng dầu các loại được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng giảm tới hơn 700 đồng/lít, dầu cũng có loại tương tự.
Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 4/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sáng 3/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ.
Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ đối với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và 4 thứ trưởng từ ngày 1/3 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài vừa ký ban hành Thông tư số 14/2025/TT-BCT, quy định về phương pháp lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ truyền tải điện; phương pháp hướng dẫn và hình thức định giá đối với lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 51 Luật Điện lực số 61/2024/QH15.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận