Cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 vào giờ nào để "thân bình tâm an"

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm giờ Mão (5h-7h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Thân (15h-17h).

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu… tính từ giữa đêm ngày 14 (đêm trước trăng rằm), ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào ngày 24/2 Dương lịch.

Theo Wikipedia, ở Việt Nam, ngày Rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt.

Dân gian có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" là bởi ngày này có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh và tín ngưỡng của người phương Đông.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể xuất phát từ Đạo giáo. Tín ngưỡng này đã truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa.

Cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 vào giờ nào để "thân bình tâm an"

Theo thuyết tam nguyên của Đạo giáo, Rằm tháng Giêng là ngày kính Thiên Quan đại đế (Ngọc Hoàng) trong Tam quan đại đế của Đạo giáo. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên).

Đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, trông coi họa phúc của nhân gian. Các bản sớ cúng rằm tháng Giêng tiêu biểu thường ghi rõ ngày này là "Thiên Quan tứ phúc" (nghĩa là ngài Thiên Quan ban phúc).

Người Việt do chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo trong quá trình lịch sử nên dân gian Việt Nam cũng có tục cúng Rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên.

Trong các triều đại phong kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, trực tiếp Hoàng đế làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, nơi nơi thịnh vượng, người người an lạc. Trong dân gian, khắp mọi miền đều tổ chức lễ Rằm tháng Giêng rất phong phú.

Nhiều người cũng coi đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Giới Phật tử và toàn thể dân chúng vì thế rất xem trọng ngày này. Nhiều nơi, người dân đi lễ chùa, nhiều nhà chùa làm lễ cầu an...

Cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 vào giờ nào để "thân bình tâm an"

Giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ bảy, tức ngày 24/2 Dương lịch.

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2024 có 3 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm:

Giờ Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Về mâm lễ sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau. Đôi khi, lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, quan trọng là thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và tâm thiện, hướng về Phật, Thánh, thần linh.

Khi làm lễ ở chùa, gia chủ chuẩn bị lễ chay dâng Phật, thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm, làm ăn tấn tới.

Ở nhiều nơi có lệ cúng dâng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng. Nghi lễ này được thực hiện ở chùa, đền với mong ước giảm trừ bớt tai ách nếu có sao xấu chiếu mạng.

Tuy nhiên, trong giáo lý nhà Phật không hề có lễ nghi dâng sao giải hạn. Việc làm lễ cúng dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật nhân quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Văn khấn rằm tháng Giêng

Sau đây là bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin), bạn đọc có thể tham khảo:

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại

Công điện khẩn của Bộ Công Thương về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7 tháng 9 năm 2024, gửi các đơn vị về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.
Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận