Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm sức ép cho thanh long xuất khẩu

Để giải tỏa áp lực cho xuất khẩu, nhiều ý tưởng chế biến sâu trái thanh long đã được không ít doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng vào thực tế và tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ trái thanh long tươi, từ đó giải tỏa áp lực cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thanh long Bình Thuận rộng đường vào thị trường Nhật Bản Thanh long Việt Nam “phủ sắc đỏ” tại Australia Bình Thuận nhiều giải pháp mở rộng xuất khẩu thanh long

Giá thanh long chỉ 500-1.000đồng/kg

Ngày 1/3, nhiều thương lái thu mua thanh long tại tỉnh Bình Thuận cho biết, giá loại trái cây này hiện chỉ còn trung bình khoảng 500-1.000 đồng/kg; loại hàng đẹp nhất (để xuất khẩu) cũng chỉ còn 1.500 đồng/kg.

Những ngày qua, anh Nguyễn Văn Bé (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã "chạy đôn, chạy đáo" để tìm thương lái tới thu mua khoảng 7 tấn thanh long của gia đình đang chín đỏ.

"Nhiều thương lái tới vườn nhìn rồi bỏ đi không nói lời nào, số ít thì trả 500 đồng/kg, thực sự tôi không thể tin nổi. Sau nhiều lần ngã giá, cuối cùng tôi đành bán cho một thương lái với giá 700 đồng/kg, thu về chưa được 5 triệu đồng cho 7 tấn thanh long", anh Bé rầu rĩ cho biết.

Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm sức ép cho thanh long xuất khẩu
Ngày 1/3, thương lái thu mua giá thanh long chỉ khoảng 500-1.000 đồng/kg; loại hàng đẹp nhất (để xuất khẩu) cũng chỉ còn 1.500 đồng/kg

Cùng chung nghịch cảnh, gia đình ông Phan Ngọc Thuần (huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết, từ giữa năm 2021 cho đến nay, gia đình ông đã làm 4 vụ thanh long nghịch vụ, nhưng đều thất bại vì giá liên tục hạ thấp.

"Tôi vừa xuất bán 5 tấn thanh long cho thương lái và chỉ thu về được hơn 2 triệu đồng. May là nhà tôi còn bán được, nhiều nhà vườn khác không bán được phải thuê người tới để dọn vườn. Sau lứa thanh long này chắc gia đình tôi phải tạm dừng sản xuất vì không còn vốn nữa", ông Thuần ngán ngẩm.

Với chi phí đầu tư khá lớn, người trồng thanh long tại Bình Thuận chỉ hòa vốn nếu bán được thanh long trái vụ với giá khoảng 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá bán thực tế hiện nay chỉ từ 500 - 1.500 đồng/kg thì người nông dân thua lỗ nặng.

Theo Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, giá bán thanh long giảm giá sâu là do hiện việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ ở cửa khẩu phía Bắc đang ách tắc. Trong khi đó, xuất khẩu bằng đường biển hiện không đi được nhiều do tình trạng khan hiếm vỏ container cũng như chi phí vận chuyển quá cao.

Thực tế này không chỉ khiến người trồng thanh long gặp khó khăn, nhiều chủ cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận cũng lao đao.

Bà Lê Thị Thu Hằng, chủ vựa thu mua thanh long Thu Hằng (huyện Hàm Thuận Nam) cho biết, hiện chi phí để đưa thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây. Tuy nhiên thanh long khi vận chuyển tới cửa khẩu thì không thể thông quan khiến trái hư hỏng, chi phí tăng cao, doanh nghiệp thua lỗ nặng.

Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm sức ép xuất khẩu

Thống kê của Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận cho thấy, dự kiến sản lượng thu hoạch của nông dân từ nay đến hết tháng 3/2022 khoảng 100.000 tấn. Ướ́c tính đến hết mùa trái vụ (tháng 6/2022) thì sản lượng sẽ khoảng 300.000 tấn. Điều này đặt ra áp lực tiêu thụ trái tươi rất lớn trong khi thị trường tiêu thụ chính vẫn chưa có tín hiệu hồi phục.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương tỉnh thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long, đa dạng hóa thị trường dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Anh. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong nước.

Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm sức ép cho thanh long xuất khẩu
Cần đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long để đa dạng kênh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm

Để giải tỏa áp lực cho xuất khẩu, nhiều ý tưởng chế biến sâu trái thanh long đã được không ít doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng vào thực tế và tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ trái thanh long tươi. Ngoài rượu vang, mứt sấy dẻo, mứt sấy khô, kẹo thì thời gian gần trên thị trường xuất hiện thêm một số sản phẩm như kem thanh long, tương thanh long, mỳ tôm thanh long, rượu đế…

Hợp tác xã Thanh long sạch Hòa Lệ, thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) có 35 ha thanh long gồm 12 thành viên được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020, sản phẩm thanh long sạch Hòa Lệ đã được chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt tiêu chuẩn 4 sao. Bên cạnh trồng cà xuất khẩu trái tươi, Hợp tác xã đã chú trọng đến việc đầu tư chế biến sản phẩm từ thanh long.

Cụ thể, đến nay hợp tác xã đã phát triển được 10 sản phẩm chế biến từ thanh long như rượu vang, rượu đế, kem, mứt, nước cốt, hoa thanh long sấy… Đặc biệt, năm 2021, hợp tác xã có thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao là: kem thanh long và rượu đế thanh long. Bên cạnh tạo ra sản phẩm ngon, lạ, chất lượng, hợp tác xã đẩy mạnh cải tiến mẫu mã, bao bì nhằm tạo sự kích thích, thu hút người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Hoàng Thư Hương, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ cho biết, việc đa dạng các sản phẩm từ thanh long không chỉ góp phần giúp người dân giải quyết bớt lượng trái thanh long tươi dôi dư do không tiêu thụ được, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 mà còn góp phần tạo ra những sản phẩm mới lạ từ trái thanh long, giới thiệu đến mọi người nét đặc trưng của Bình Thuận.

Rõ ràng việc tạo ra dòng sản phẩm chế biến ngay từ vùng nguyên liệu thanh long dồi dào là một hướng đi đúng đắn. Điều này không chỉ góp phần giải tỏa áp lực tiêu thụ trái trong những lúc dư thừa mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho thanh long Bình Thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, nhìn chung, các cơ sở chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có quy mô nhỏ, công nghệ thấp nên chất lượng sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 103 cây vợt Pickleball và 100 quả bóng Pickleball không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 100 triệu đồng.
Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Các Đội QLTT phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc giám sát và cho ký cam kết đối với 30 điểm kinh doanh trong Hội chợ Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong hai tuần đầu tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho 200 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Đội QLTT số 7 kiểm tra, xử phạt 04 hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa (phụ tùng xe máy) giả mạo nhãn hiệu (Honda, Yamaha) với tổng số tiền 24 triệu đồng.
Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Nhằm để đảm bảo cho người dân tham quan, mua sắm hàng hóa tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới – Đồng Tháp năm 2024 được diễn ra từ ngày 13 tháng 11 năm 2024 đến ngày 17 tháng 11 năm 2024 trên địa bàn thành phố Hồng Ngự theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 4 xử phạt hộ kinh doanh vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử số tiền 8 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, phát hiện và xử lý 88 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt 267 triệu đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận