Đề xuất phạt đến 1 tỷ đồng vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Đề xuất phạt đến 1 tỷ đồng vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương. (*)

Đề xuất phạt đến 1 tỷ đồng vi phạm về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Ảnh minh hoạ

Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên, trừ trường hợp quy định tại (*) nêu trên bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định;

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.

Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì theo quy định của chính quyền địa phương; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của chính quyền địa phương; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định; không cung cấp thông tin, dữ liệu vận chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, phát tán bụi, mùi, rò rỉ nước thải hoặc vệ sinh thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi không có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không tiến hành cải tạo cảnh quan, không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.

Hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.

Mức phạt hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định

Theo dự thảo, hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau: (**)

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ dưới 1.000 kg đến dưới 60.000 kg.

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 100.000 kg trở lên.

Phạt tối đa 1 tỷ đồng

Dự thảo nêu rõ, sẽ phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại (**) nêu trên trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn sinh hoạt có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại (**) nêu trên trong trường hợp chất thải rắn sinh hoạt có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Dự thảo nêu rõ, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày và lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân thì việc xử lý hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại (*) nêu trên.

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Thủ đô 2024... là những Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ không chỉ gây nguy hiểm cho cộng đồng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với mức án phạt lên đến 15 năm tù giam. Đừng vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi tương lai, hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, không tiếng pháo nổ trái phép
Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Quảng cáo là một công cụ quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng, nhưng khi các hoạt động quảng cáo bị lợi dụng để lừa dối hoặc tạo ra hình ảnh sai lệch về sản phẩm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Trong ngành dược, việc tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và uy tín của doanh nghiệp. Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là những hành vi có thể gây hại đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của người bệnh và vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong ngành.
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận