Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận tài trợ thương mại

Ngày 22/2 tại Hà Nội, IFC và WTO phối hợp tổ chức hội thảo về tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam, nhằm thảo luận về các cơ hội mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu trong nước tăng cường giao thương quốc tế với sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các ngân hàng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu tài trợ thương mại

Theo báo cáo "Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông" mới công bố của IFC và WTO, việc cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm tương ứng 6% và 9%. Điều này đồng nghĩa với việc tổng giá trị thương mại hàng hóa có thể tăng thêm tới hơn 55 tỷ USD mỗi năm.

Phát biểu tại hội thảo, ông Thomas Jacobs - Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, nghiên cứu cho thấy, tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam không những chưa phổ biến mà còn có chi phí cao, phân tán và mới chỉ dừng ở việc cung cấp các nghiệp vụ cơ bản.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam có chi phí cao, phân tán và mới chỉ dừng ở việc cung cấp các nghiệp vụ cơ bản.

Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá 731 tỷ USD của cả nước. Điều đáng chú ý là các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia thương mại trong khu vực hơn là các công ty đa quốc gia lớn tham gia thương mại toàn cầu.

Ông Thomas Jacobs nhận định, do tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam hiện tập trung vào các nhà sản xuất trong nước nên việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mà quan trọng hơn là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và lan tỏa đồng đều hơn lợi ích của thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước”.

Ông Marc Auboin - chuyên gia của WTO cho biết, ở các quốc gia tiên tiến, mức độ sử dụng tài trợ thương mại lên tới 60% trong khi ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, hiển thị phần hỗ trợ của tài chính cho lĩnh vực này chỉ khoảng 20%. Các nhóm ngành tài chính trong nước cần hỗ trợ lớn hơn nữa để thương mại trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là hai trong nhiều lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Về phía cung, trong năm 2022, các ngân hàng Việt Nam từ chối trung bình 12% số yêu cầu tài trợ thương mại - chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tương đương với khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu chưa được đáp ứng. Nguyên nhân từ chối được cho là do thiếu tài sản thế chấp và rủi ro tín dụng cao

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ở các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển, khoảng cách giữa cung và cầu về tài trợ thương mại lên đến khoảng 2.500 tỷ USD. Khoảng cách này lớn nhất đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, vốn thường hay bị từ chối cấp vốn tài trợ thương mại hơn nam giới. Tuy nhiên, nhiều giao dịch thương mại khả thi cũng có thể đã bị từ chối tài trợ.

Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Báo cáo khuyến nghị phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Để làm được điều này, cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của ngân hàng trung ương và khung trách nhiệm giải trình. Báo cáo cũng đề xuất nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà cung cấp trong nước về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại.

Cho ý kiến về giải pháp tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, các ngân hàng không phân biệt đối tượng khách hàng và đều mong muốn được phục vụ các doanh nghiệp để mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng khiến rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng e dè trong việc cung cấp các khoản tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp này.

Do đó, để cải thiện tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đáp ứng điều kiện của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng việc nâng cao tính minh bạch về báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại. Ông bày tỏ hi vọng việc Luật Các tổ chức tín dụng mới được Quốc hội thông qua sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn, đồng thời mong chờ Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn luật này để tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đại diện cho khối doanh nghiệp ngân hàng, ông Đinh Ngọc Dũng - Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng SHB chia sẻ, tài trợ thương mại cho chuỗi cung ứng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tối ưu hóa sự tham gia của các bên trong thực hiện mua bán hàng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhưng thách thức về năng lực quản trị, minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế nên đây là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, để mở rộng hoạt động này, các ngân hàng cũng sẽ phải đầu tư chi phí không nhỏ cho số hóa, công nghệ trong khi để thu hồi được vốn trong tài trợ chuỗi cung ứng cần thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0,85%.
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp này đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành Công Thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận