Dự báo xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục gặp khó

Thời gian tới, xuất khẩu cao su vẫn gặp khó khăn do ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát cao, sức cầu tiêu dùng suy yếu.
Hiệp định AfCFTA mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản có tín hiệu tích cực Xuất khẩu gạo tiếp tục "tô sáng" bức tranh cho hàng nông sản Việt Nam - thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc Xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng cao trong Quý III/2022

Xuất khẩu cao su tiếp tục gặp khó

Đây là thông tin mới nhất vừa được Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đưa ra trong Bản tin Nông-Lâm-Thủy sản số ra ngày 10/5 vừa qua.

Cụ thể, dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tháng 4/2023, Việt Nam xuất khẩu được 87,75 nghìn tấn cao su, trị giá 121,79 triệu USD, giảm 24,3% về lượng và giảm 25,7% về trị giá so với tháng 3/2023. Với kết quả này, so với tháng 4/2022 vẫn tăng 12% về lượng, nhưng giảm 13,9% về trị giá.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt 469,63 nghìn tấn, trị giá 653,22 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 23,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, do giá xuất khẩu cao su liên tục giảm mạnh trong những tháng vừa qua.

Dự báo xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục gặp khó
4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt 469,63 nghìn tấn, trị giá 653,22 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 23,7% về trị giá so với cùng kỳ

Cũng theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, tháng 4/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 73,16% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 64,2 nghìn tấn, trị giá 87,45 triệu USD, giảm 26% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng 3/2023; nhưng tăng 40,6% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với tháng 4/2022.

Giá xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bình quân ở mức 1.362 USD/tấn, giảm 1,3% so với tháng 3/2023 và giảm 21,2% so với tháng 4/2022.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 356,81 nghìn tấn cao su, trị giá 484,46 triệu USD, tăng 9,5% về lượng, nhưng giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, trong tháng 4/2023, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt tiếp tục tăng về lượng so với tháng 4/2022, trong đó đáng chú ý như: Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Băng-la-đét…

Tuy nhiên xuất khẩu sang một số thị trường lớn vẫn giảm mạnh như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Nga, Đức...

“Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2023, phần lớn xuất khẩu cao su sang các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước bởi vì sức mua của thị trường thế giới giảm, đặc biệt là các thị trường lớn như Ấn Độ, Hoa Kỳ, châu Âu. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một thị trường vẫn tăng trưởng tốt về lượng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý như: Nga, Hà Lan, Ma-lai-xi-a...”, Cục Xuất nhập khẩu đánh giá và dự báo, thời gian tới, xuất khẩu cao su vẫn gặp khó khăn do ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và châu Âu đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát cao, sức cầu tiêu dùng suy yếu. Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc đang dần hồi phục sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường.

Kỳ vọng phục hồi từ thị trường Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 2,09 triệu tấn cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 3,1 tỷ USD, tăng 9,5% về lượng, nhưng giảm 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bờ Biển Ngà và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc, lượng cao su nhập khẩu từ các thị trường này đều tăng so với cùng năm 2022.

Dự báo xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục gặp khó
Nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc đang dần hồi phục sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường

Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 416,52 nghìn tấn, trị giá 562,65 triệu USD, tăng 15,2% về lượng, nhưng giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 19,9% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2023, cao hơn so với mức 18,92% của 3 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, cũng trong Quý I/2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 46,2 nghìn tấn, trị giá 51,78 triệu USD, tăng 15,2% về lượng, nhưng giảm 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,34% trong tổng lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 5,96% của 3 tháng đầu năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như: Bờ Biển Ngà, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Gha-na, Phi-líp-pin, Ca-mơ-run, Xri Lan-ca, Căm-pu-chia… Trong khi đó, giảm nhập khẩu cao su tự nhiên từ một số thị trường như: Thái Lan, Lào, Ni-giê-ri-a...

Mặt khác, cũng trong Quý I, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 368,39 nghìn tấn, trị giá 507,56 triệu USD, tăng 15,5% về lượng, nhưng giảm 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Với những số liệu phân tích trên, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, thị trường Trung Quốc đang dần hồi phục, và đây sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng nông sản nói chung và mặt hàng cao su các loại nói riêng.

Song trước đó, tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023 với chủ đề “Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính, không phải cái gì thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận, không phải hàng hóa nào, tiêu chuẩn nào người Trung Quốc cũng chấp nhận. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, do vậy, hàng hoá của Việt Nam cũng phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt.

Do vậy, để xuất khẩu thành công và bền vững vào thị trường tỷ dân này, lãnh đạo Bộ Công Thương khuyến cáo, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cần chú ý nghiên cứu và khẩn trương hoàn tất thủ tục đăng ký trước khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.

Phối hợp với đối tác Trung Quốc đa dạng hóa tuyến xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới nhất định hoặc tận dụng tuyến vận tải biển, vận tải đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc, hạn chế tối thiểu nguy cơ gây ùn tắc tại các cửa khẩu trong mùa cao điểm.

Nghiên cứu kỹ thông tin, tín hiệu và các quy định, tiêu chuẩn của thị trường, tuân thủ đầy đủ các điều kiện về đăng ký doanh nghiệp, các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc...

Cùng với đó, tăng cường tham dự các chương trình hội chợ, triển lãm quốc tế do các địa phương, cơ quan trung ương hai nước phối hợp tổ chức nhằm tăng cường kết nối trực tiếp sau thời gian hạn chế kéo dài của dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Sáng 9/10/2024, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự diễn đàn khu vực thường niên nhằm tập trung giải quyết cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar và căng thẳng ở Biển Đông.
Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Sáng nay (4/10/2024), tại trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Na Uy đã công bố và trao báo cáo "Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam".
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thái Lan vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam theo yêu cầu từ nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Ngày 2/10, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”.
Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Nhằm mang đến cơ hội quan trọng để phân tích và tối ưu hóa các lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể mang lại cho các quốc gia thành viên và các đối tác tại Châu Mỹ, ngày 2/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận