Xuất khẩu gạo tiếp tục "tô sáng" bức tranh cho hàng nông sản
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 2,9 triệu tấn gạo thu về gần 1,53 tỷ USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 51,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, riêng tháng 3 và 4, xuất khẩu gạo thu về gần 1,1 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4, xuất khẩu gạo đạt hơn 1 triệu tấn với giá trị 546 triệu USD.
![]() |
4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 2,9 triệu tấn gạo thu về gần 1,53 tỷ USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 51,6% về giá trị so với cùng kỳ |
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Phi ghi nhận mức tăng trưởng âm. Song, khách hàng ở châu Á gồm: Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia,... lại ồ ạt mua gạo Việt Nam với số lượng lớn. Theo đó, 4 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á này đều tăng trưởng từ 3 đến 4 con số.
Hiện Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu. Tính đến hết tháng 4/2023, giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 647,5 triệu USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42,4% tổng giá trị gạo xuất khẩu của nước ta.
Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với kim ngạch đạt 292,5 triệu USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, Indonesia ồ ạt mua gạo Việt Nam trong những tháng vừa qua. Chỉ trong 4 tháng năm nay, xuất khẩu gạo sang thị trường này thu về 149 triệu USD, tăng đột biến 2.514% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2022, xuất khẩu gạo sang Indonesia chỉ đạt 58 triệu USD. Đây là con số rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo 3,45 tỷ USD năm 2022 của nước ta. Song, với kim ngạch tăng 2.514% trong 4 tháng đầu năm nay, Indonesia lần đầu tiên trong lịch sử vươn lên trở thành khách hàng lớn thứ ba của gạo Việt, chỉ đứng sau Philippines và Trung Quốc.
Năm 2022, Philipines, Trung Quốc, Ghana, Bờ Biển Ngà và Malaysia là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam, kim ngạch lần lượt là: 1,491 tỷ USD, 432,3 triệu USD, 230 triệu USD, 294,6 triệu USD và 199 triệu USD.
Cuối tháng 3 vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn thông tin từ Bộ Thương mại Indonesia cho hay, nước này sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023.
Theo Chính phủ Indonesia, lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác. Cơ quan dịch vụ hậu cần quốc gia - Preum Bulog - tiếp tục được chỉ định là đầu mối nhập khẩu, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể.
Đây là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Indonesia. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia lưu ý, để cung ứng với số lượng gạo nhiều nhất cho đợt thu mua tới đây của nước này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt, đặc biệt là các đơn vị đã và đang cung cấp gạo dự trữ quốc gia cho Indonesia, cần chủ động tiếp cận Preum Bulog sớm để quảng bá sản phẩm của mình.
![]() |
Để duy trì mức tăng, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần duy trì ổn định chất lượng gạo, theo sát thị trường |
Liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm gạo thơm đạt mức 530 - 540 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Thay đổi về cơ cấu, hiện nay gạo trắng phổ thông chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên tỷ lệ gạo thơm, gạo nếp, gạo tăng cường chất dư lượng tăng nhanh, ví dụ như gạo thơm xuất khẩu hơn 25% tổng trữ lượng gạo.
Để duy trì mức tăng trên, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần duy trì ổn định chất lượng gạo, theo sát yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của từng thị trường, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao để tăng giá trị cho các lô gạo xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cao Bằng đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Từ 4/12 sẽ bắt đầu Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023

Đã có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Cơ hội trong phát triển thương mại xanh

Triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023: Cầu nối thương mại cho ngành thực phẩm - đồ uống và nhà hàng - khách sạn

Ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia

274 doanh nghiệp lọt danh sách sơ tuyển “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022

8 điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Đọc nhiều / Mới nhận

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
