Xuất khẩu gạo dự báo khả quan khi nhiều thị trường lớn đang trở lại

Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.
Thái Lan giảm mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2023 Quảng Trị xuất khẩu 15 tấn gạo hữu cơ đầu tiên sang thị trường châu Âu Cập nhật danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 5/1/2023 Bộ Công Thương xin ý kiến góp ý, xây dựng Dự thảo Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo được giá

Ngày 21/2, tại TPHCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, với trị giá 3,45 tỷ USD; tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn, giảm 7,7% so với mức bình quân năm 2021.

Xuất khẩu gạo dự báo khả quan khi nhiều thị trường lớn đang trở lại
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, giá xuất khẩu gạo trung bình trong tháng 1/2023 đạt 519,3 USD/tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, đây chính là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2023 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước (đạt trên 129.323 tấn), giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2022 (do trong tháng 1/2023 có hai kỳ nghỉ lễ kéo dài là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán).

Đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng trên 13,2% với số lượng 47.424 tấn, tăng 13,2% với cùng kỳ năm 2022. Sự tăng trưởng này có được là do hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã trở lại bình thương tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khi Trung Quốc mở cửa biên giới phía Bắc từ ngày 8/1/2023.

Trong tháng 1 cũng ghi nhận mức tăng trưởng 100% sang thị trường Indonesia trong khi cùng kỳ năm 2022 Indonesia không phát sinh hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia chiếm 24% tổng xuất khẩu của cả nước tương đương 85.925 tấn (chủ yếu là chủng loại gạo trắng cao cấp và gạo thơm).

Một số chủng loại gạo xuất khẩu trong tháng 1/2023 vẫn được ưa chuộng trên thị trường: gạo thơm các loại (ST24, ST 25, ĐT8, Hàm Châu, Nàng Hoa…), gạo jasmine, gạo japonica, gạo trắng 5%...

Theo đó, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 khoảng 6,5 - 7 triệu tấn gạo

Chỉ ra một số yếu tố hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam, ông Toản cho rằng, do tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán tại các nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt. Trong khi đó, Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng và các thị trường truyền thống như Indonesia, Bangladesh… đang quay trở lại. Đặc biệt là việc Trung Quốc mở cửa thị trường sau dịch Covid-19 khiến nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ trở lại như các năm. Cùng với đó, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các nước đều có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam.

Nhiều cơ hội cho gạo xuất khẩu của Việt Nam

Dự báo về thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Xuất khẩu gạo dự báo khả quan khi nhiều thị trường lớn đang trở lại
Xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới

Với thị trường EU, ông Nguyễn Văn Nhật, Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Minh Nhật cho biết, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam được cấp hạn ngạch 80.000 tấn, trong đó 30.000 tấn gạo trắng, 30.000 gạo thơm, 20.000 tấn gạo lứt. Do đó, các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 ER/tấn. Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm cách gia tăng sản lượng, chủng loại gạo để tận dụng tối đa lợi thế.

Mặc dù thuận lợi về mặt thị trường, song hiện nay theo phản ánh, các doanh nghiệp ngành gạo lại đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân đang đến gần.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho biết, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023.

Tuy nhiên, theo ông Chinh, thị trường vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột ở một số khu vực trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương luôn theo sát tình hình thị trường, đồng thời chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại và thông báo các diễn biến kịp thời về tình hình thị trường cho hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do”, Cục trưởng Phan Văn Chinh đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP có quyền nộp hồ sơ theo yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam – Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Gỡ vướng các chương trình, dự án trọng điểm ngành năng lượng

Gỡ vướng các chương trình, dự án trọng điểm ngành năng lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án trọng điểm ngành năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở các giải pháp để Đà Nẵng khai thác tối đa lợi thế, tăng tốc phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở các giải pháp để Đà Nẵng khai thác tối đa lợi thế, tăng tốc phát triển

Chiều 1/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị những tháng đầu năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của thành phố. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu các kiến nghị để góp phần giúp Đà Nẵng phát triển và bứt phá.
Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Ngày 28/8/2024, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã chủ trì tổ chức buổi hội thảo, kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Algeria và Tunisia.
Quả chanh dây Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Quả chanh dây Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Hai bên thống nhất kết thúc thảo luận kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý, cho phép nhập khẩu chanh dây của Việt Nam.
Thúc đẩy Hợp tác chiến lược và phát triển thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Thúc đẩy Hợp tác chiến lược và phát triển thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Vào sáng ngày 26 tháng 8 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự kiện quan trọng mang tên "Kết nối doanh nghiệp và đầu tư Việt Nam - Ấn Độ" đã diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Xin chào Việt Nam 2024 (Namaste Vietnam Festival 2024) dưới sự tổ chức của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Trưa ngày 26/8/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận