Nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới

Tại Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2024 vừa diễn ra tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh các nhiệm vụ chính cần các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân tích cực phối hợp với Bộ Công Thương cùng triển khai để bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới.
Singapore nhập gạo Việt Nam nhiều nhất Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024

Ngày 26/4/2024, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Đồng chí Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đồng chí Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ đồng chủ trì Hội nghị.

Trong thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là nhóm hàng lương thực thực phẩm, trong đó có gạo. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu đã góp phần mang lại cho hoạt động xuất khẩu gạo những kết quả tích cực.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,1 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đi đúng định hướng, gia tăng giá trị cho hạt gạo với các chủng loại như: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp,… Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm được tiếp tục giữ vững như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông, một số khu vực thị trường ghi nhận tăng trưởng tốt như EU.

Để đạt được kết quả trên, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai một số giải pháp trọng tâm về điều hành xuất khẩu, phát triển thị trường trong năm 2023, cụ thể như:

(i) Công tác điều hành xuất khẩu gạo:

- Về cân đối cung cầu, bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện trách nhiệm đã quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; đồng thời, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định.

- Ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương có thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các thương nhân tổ chức các buổi họp, hội nghị để cùng thống nhất triển khai quyết liệt nhóm giải pháp để đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá lương thực trong nước và tạo thuận lợi, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo từng giai đoạn trong năm.

(ii) Công tác phát triển thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại:

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được phủ phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

- Chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia và vùng lãnh thổ theo dõi sát thông tin thị trường liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu nhóm hàng lương thực thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, từ đó từng bước thiết lập kênh hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường đối với các địa phương và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Tích cực đàm phán, trao đổi song phương với các đối tác nhập khẩu (Philippines, Malaysia) về việc xem xét tiến tới ký kết Bản ghi nhớ thương mại gạo tạo môi trường ổn định bền vững về thương mại gạo cho doanh nghiệp hai nước. Đồng thời, mở rộng đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường mới.

Theo đó, tháng 11/2023, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết với Bộ Công nghiệp nhẹ, Lương thực và Nông nghiệp Mông Cổ về Bản ghi nhớ thương mại gạo giữa Việt Nam và Mông Cổ với số lượng 300.000 tấn. Tháng 02/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo với số lượng hàng năm lên tới 1,5 – 2,0 triệu tấn gạo trắng.

- Chỉ đạo, hỗ trợ các thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) hoàn thiện hồ sơ đăng ký dữ liệu cơ sở chế biến xuất khẩu, tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.

- Tổ chức các Hội thảo tại địa phương có vùng nguyên liệu sản xuất thóc, gạo hàng hóa lớn như: Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang để tuyên truyền, phổ biến về các Hiệp định thương mại thế hệ mới.

- Tổ chức các Đoàn giao dịch thương mại gạo trong năm 2023 tại thị trường Hồng Kông, Trung Quốc (thành phố Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu) nhằm duy trì, củng cố và mở rộng thị phần sản phẩm gạo, quảng bá hình ảnh sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam đến người tiêu dùng.

- Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế.

- Phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về những quy định của các cơ chế hợp tác đa phương và song phương mà nước ta đã ký kết để tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho Việt Nam.

Năm 2024, thị trường thương mại gạo toàn cầu vẫn phải đối mặt với những thách thức: (i) nguồn cung gạo toàn cầu giảm (do tiếp tục chịu tác động từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số thị trường như Ấn Độ, UAE, Nga và hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu, ở nhiều khu vực); (ii) tình hình địa chính trị còn diễn biến phức tạp (diễn biến tại Biển Đỏ ảnh hưởng tới các tuyến vận tải biển, căng thẳng Iran – Israel,…);… dự báo sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được một số kết quả tích cực. Theo Tổng cục Hải quan, trong Quý I năm 2024 Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6 % về trị giá so với năm 2023.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 02/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới và triển khai Chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 25/3/2024 của Bộ Công Thương về đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới; ngày 26/4/2024, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đồng chí Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đồng chủ trì Hội nghị (Ảnh: Báo Công Thương)

Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu từ các Bộ, ngành Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và các cơ quan thông tấn báo chí. Tại Hội nghị, các đại biểu là đại diện các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đã trao đổi, rà soát, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất, sản lượng thóc, gạo hàng hóa phục vụ nhu cầu nội địa đến cuối năm cũng như nhận định nhu cầu thị trường, tín hiệu về động thái chính sách, thông tin từ các thị trường xuất nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo báo cáo tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu gạo, đồng thời chia sẻ nhận định dự báo tình hình thương mại gạo thế giới trong thời gian tới; những cơ hội và thách thức đặt ra cho thương nhân trong những tháng cuối năm 2024; đề xuất những giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân thu mua thóc, gạo, tổ chức sản xuất, chủ động phương án đàm phán giao dịch nâng cao hiệu quả xuất khẩu; để từ đó các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan nắm bắt và trao đổi, giải đáp hoặc kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu báo cáo tình hình xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024 tại Hội nghị

Để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo trong dài hạn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh các nhiệm vụ chính cần các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội và thương nhân tích cực phối hợp với Bộ Công Thương cùng triển khai để đảm bảo: tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân; duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và tạo thuận lợi giao thương, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới./.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 16/1, giá xăng E5 RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít. Cùng đó, giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 999 đồng/lít.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 14/1, lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Trong đó, giá dầu thô quay đầu hạ nhiệt so với các phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản nói chung và phát triển kinh tế di sản nói riêng, đặc biệt giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với giá trị kinh tế của các di sản, đồng thời đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp cho sự phát triển đó.
Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Chiều ngày 8/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận