Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc

Đây là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra tại cuộc họp của Bộ Công Thương với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả 4 tháng đầu năm, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm 2024.
Bộ Công Thương đảm bảo mục tiêu kép trong điều hành xuất khẩu gạo Gạo Thái Lan ghi nhận “mùa bội thu” trong quý I/2024 Nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới Singapore nhập gạo Việt Nam nhiều nhất

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc khi các thị trường lớn tăng khối lượng nhập khẩu. Các nước đang nghe ngóng xem liệu Ấn Độ có dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo do Elnino; khả năng đến tháng 9 vẫn chưa dỡ bỏ và đây là cơ hội cho Việt Nam.

Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc
Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng nêu một số vấn đề tồn tại, như doanh nghiệp nợ tiền lúa nông dân, hay việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo cạnh tranh không lành mạnh về giá. Ông đề nghị liên bộ và hiệp hội chỉ đạo rốt ráo xử lý vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, trong số 157 đầu mối xuất khẩu gạo chỉ 70 doanh nghiệp thuộc hiệp hội, nên họ không báo cáo và khó chỉ đạo. Theo quy định thì cũng không có biện pháp nào để chế tài. Do vậy, chỉ Bộ Công Thương mới có thể xử lý được. Ông đề xuất áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu rau quả tăng 38,1% về trị giá. Đối với ngành hàng rau quả, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 61,4% tổng kim ngạch.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), diện tích sản xuất lúa năm 2024 ước đạt 7,09 triệu hécta, năng suất trung bình đạt 61,2 tạ/hécta, tăng khoảng 0,2 tạ/hécta so với năm 2023; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn thóc, giảm khoảng 35.000 tấn so với năm 2023.

Diện tích gieo cấy lúa từ nay đến cuối năm dự kiến khoảng 2,89 triệu hécta; diện tích thu hoạch dự kiến đạt 4,45 triệu hécta và sản lượng dự kiến là 25,56 triệu tấn.

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, sản lượng gạo hàng hóa chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa.

Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, từ nay đến cuối năm, sản lượng lúa gạo các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dự kiến đạt 24,20 triệu tấn; trong đó tiêu thụ cho vùng này và TP.HCM cũng như sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi... khoảng 9 triệu tấn.

Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước 15,20 triệu tấn, như vậy có khoảng 7,6 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục.

Quy trình sản xuất, chế biến của các hộ sản xuất và doanh nghiệp chưa hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết, chất lượng chưa ổn định. Sản phẩm xuất khẩu còn ở dạng thô, thiếu chế biến sâu.

Một số doanh nghiệp chưa nắm vững các quy định, chính sách của thị trường nhập khẩu hay yêu cầu kèm theo ưu đãi từ các FTA. Một số doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm…

Hoạt động thương mại mặt hàng gạo và rau quả trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với tình trạng bất ổn an ninh chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ… tạo áp lực lớn lên thị trường thương mại hàng hóa; yêu cầu về quy chuẩn, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng…

Để đạt mục tiêu phục hồi xuất khẩu, tăng khoảng 6% so với năm 2023, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định thương mại, đàm phán mở cửa thị trường, ứng phó với các hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại…

Để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo, rau quả theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, làm tốt công tác định hướng quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất, cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản.

Cùng với đó, ngành cần chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm gạo, rau quả Việt Nam, nhằm khẳng định trên các thị trường truyền thống và mở rộng trên các thị trường còn nhiều tiềm năng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tham gia và tháp tùng Tổng Bí thư trong các hoạt động của đoàn chính thức, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Indonesia.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Kyrgyzstan tới Việt Nam, sáng 7/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại cuộc gặp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Từ 15h hôm nay, ngày 6/3, giá xăng dầu các loại được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng giảm tới hơn 700 đồng/lít, dầu cũng có loại tương tự.
Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 4/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sáng 3/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ.
Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ đối với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và 4 thứ trưởng từ ngày 1/3 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài vừa ký ban hành Thông tư số 14/2025/TT-BCT, quy định về phương pháp lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ truyền tải điện; phương pháp hướng dẫn và hình thức định giá đối với lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 51 Luật Điện lực số 61/2024/QH15.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận