Dự kiến 1/7/2025, tổ chức tín dụng phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng.

Dự thảo Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm các trường hợp sau đây:

Tổ chức tín dụng có các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó phát sinh trước ngày 01/7/2024.

Dự kiến 1/7/2025, tổ chức tín dụng phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần

Công ty con của tổ chức tín dụng có các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó phát sinh trước ngày 01/7/2024.

Công ty con của tổ chức tín dụng có các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó phát sinh trước ngày 01/7/2024.

Thời điểm chốt số liệu để xác định các danh sách nhằm xây dựng lộ trình tuân thủ

Theo dự thảo, ngày 30/6/2024 là thời điểm cuối cùng chốt số liệu để xác định danh sách nhằm xây dựng lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng.

Lộ trình tuân thủ đảm bảo chậm nhất ngày 01/07/2025 tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng.

Xây dựng lộ trình để tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng đề nghị cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng lập danh sách doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của mình gửi tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng rà soát, xác định các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thuộc danh sách mà tổ chức tín dụng đó đang góp vốn, mua cổ phần.

Tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng xây dựng lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng. Lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng phải có tối thiểu các nội dung sau đây:

a- Danh sách cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bao gồm các thông tin:

Đối với cá nhân: Họ và tên, số định danh cá nhân, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài, nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú, tạm trú); thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà cá nhân đang sở hữu tại tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên); thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền, ủy thác và mối quan hệ với cổ đông lớn, thành viên góp vốn đó;

Đối với tổ chức: Tên tổ chức, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, ngày cấp, nơi cấp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính; thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà tổ chức đang sở hữu tại tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên); thông tin về tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền, ủy thác và mối quan hệ với cổ đông lớn, thành viên góp vốn đó;

b- Danh sách doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bao gồm các thông tin: Tên tổ chức, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, ngày cấp, nơi cấp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính và mối quan hệ với cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng; thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp trên vốn điều lệ mà tổ chức tín dụng đang sở hữu tại từng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên).

c- Biện pháp áp dụng và lộ trình thực hiện để tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng gửi lộ trình tuân thủ đến NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp cần thiết, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu tổ chức tín dụng chỉnh sửa, hoàn thiện lộ trình tuân thủ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, tổ chức tín dụng phải chỉnh sửa, hoàn thiện và gửi lộ trình tuân thủ đến NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan.

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận