Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giao dịch sôi động trong tuần từ 1-7/7.

* Giá dầu tiếp tục xu hướng tăng do yếu tố nguồn cung

Trong đó, nhiều mặt hàng quan trọng đã ghi nhận đà tăng mạnh mẽ. Đóng cửa tuần, sắc xanh chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2,38% lên 2.305 điểm.

Giá kim loại ‘nhảy vọt’ nhờ kỳ vọng Fed sớm hạ lãi suất

Đáng chú ý, khép lại tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7, nhóm kim loại chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ khi giá các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh, chấm dứt chuỗi nhiều tuần giao dịch trầm lắng. Đối với kim loại quý, giá bạc bứt phá hơn 7% lên 31,69 USD/ounce, tiệm cận vùng đỉnh lịch sử 11 năm thiết lập vào cuối tháng 5. Đây cũng là tuần tăng giá mạnh nhất của giá bạc trong gần hai tháng. Theo sau là đà tăng của giá bạch kim với mức tăng 3,15% lên 1.046 USD/ounce, mức cao nhất một tháng trở lại đây của mặt hàng này.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh- Ảnh 2.

MXV cho biết, nguyên nhân chính hỗ trợ cho nhóm kim loại quý xuất phát từ sự suy yếu của đồng USD sau khi Mỹ công bố loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực. Cụ thể, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã chỉ ra nền kinh tế Mỹ có thêm 206.000 việc làm ngoài ngành nông nghiệp trong tháng 6, thấp nhất kể từ tháng 11/2023. Đáng chú ý, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên 4,1% trong tháng 6, đánh dấu lần đầu tiên vượt mức 4% kể từ tháng 11/2021, phản ánh thị trường lao động Mỹ đang xấu đi. Bên cạnh đó, dữ liệu từ Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM) cũng cho thấy lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Mỹ đều thu hẹp trong tháng 6. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) phi sản xuất của nước này thậm chí đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.

Loạt dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, đồng thời củng cố cho kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9. Theo đó, đồng USD cũng liên tục gặp sức ép, chỉ số Dollar Index chốt tuần giảm 0,94% xuống 104,88 điểm, mức thấp nhất ba tuần. Chi phí đầu tư sụt giảm kết hợp với tâm lý thị trường cải thiện đã tạo cơ hội tăng giá tốt cho kim loại quý trong tuần qua.

Đối với kim loại cơ bản, đồng USD suy yếu cũng là yếu tố hỗ trợ cho các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá đồng COMEX dẫn dắt đà tăng của nhóm khi bật tăng gần 6% lên 10.255 USD/tấn, mức cao nhất một tháng. Giá quặng sắt cũng trải qua tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 3,76% lên 110,35 USD/tấn, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất của giá sắt kể từ giữa tháng 4.

Bên cạnh yếu tố vĩ mô, giá đồng và giá quặng sắt còn được hưởng lợi nhờ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện tại Trung Quốc khi Chính phủ nước này tăng cường hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Thị trường hầu hết đều đang kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn trong Hội nghị trung ương lần thứ ba sắp tới vào ngày 15-18/7.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh- Ảnh 3.

Giá dầu đậu tương ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong lịch sử

Trên thị trường nông sản, đóng cửa tuần giao dịch 1-5/7, sắc xanh bao phủ bảng giá hai mặt hàng thành phẩm của đậu tương. Giá khô đậu tương ghi nhận mức tăng 3,24% lên 393,74 USD/tấn. Đáng chú ý, giá dầu đậu tương lập kỷ lục với mức tăng 11,94% lên 1.087,54 USD/tấn trong tuần trước, đánh dấu mức tăng hàng tuần cao nhất trong lịch sử. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao là nguyên nhân chính thúc đẩy lực mua đối với dầu đậu tương.

Bên cạnh đó, với cả 4 phiên giao dịch đều đóng cửa trong sắc xanh, giá đậu tương CBOT khép lại tuần giao dịch với mức tăng 2,33% lên 415,12 USD/tấn, đồng thời kết thúc chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp trước đó.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Nhận lời mời của Ngài Muto Yoji, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương và nhiều doanh nghiệp đi Tokyo, Nhật Bản để đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng (UBHH) và tham dự Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN – Nhật Bản.
Giải thưởng năng lượng 2024: Vinh danh sản phẩm hiệu quả và bền vững

Giải thưởng năng lượng 2024: Vinh danh sản phẩm hiệu quả và bền vững

Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự và phát biểu tại lễ trao giải.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Xăng dầu đồng loạt tăng giá, xăng RON 95 vượt mốc 21.000 đồng/lít

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, xăng RON 95 vượt mốc 21.000 đồng/lít

Tại phiên điều hành chiều 19/12, cơ quan quản lý điều chỉnh tăng đồng loạt đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước. Đặc biệt, xăng RON 95 đã tăng lên trên mốc 21.000 đồng/lít.
Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 18/12. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công nghiệp dẫn dắt đà tăng toàn thị trường, trong đó nổi bật là mặt hàng ca cao với giá tăng vọt gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Dù kinh tế thế giới còn nhiều thách thức song nhờ nền tảng vĩ mô ổn định và các biện pháp hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 đã phục hồi mạnh mẽ, trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng.
11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 24,31 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD, còn khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận