Gỡ vướng trong cấp phép, kiểm tra chất lượng lĩnh vực nông nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19...
Xuất khẩu nông thủy sản lập kỷ lục 4 hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi Nghệ An nhiều sản phẩm nông nghiệp trên sàn điện tử Hết hạn từ năm 2017, nhiều sản phẩm vật tư nông nghiệp vẫn được hộ kinh doanh bán ra thị trường
Gỡ vướng trong cấp phép, kiểm tra chất lượng lĩnh vực nông nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến giấy phép, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Theo Nghị quyết, Chính phủ thống nhất cho phép áp dụng biện pháp dưới đây để tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát, thẩm định, lấy mẫu, phân tích (gọi chung là đánh giá)... trực tiếp tại hiện trường để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định, văn bản chấp thuận (gọi chung là giấy phép), hoặc đánh giá định kỳ, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải áp dụng quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan cấp phép đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình...).

Hoặc kéo dài thời hạn giấy phép 6 tháng (đối với giấy phép có thời hạn), tạm hoãn tối đa 6 tháng hoạt động đánh giá giám sát định kỳ; hoặc thực hiện cấp phép tạm thời tối đa 6 tháng, kiểm tra chất lượng nhập khẩu trên cơ sở xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mà không phải tổ chức đánh giá trực tiếp tại hiện trường.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc đánh giá trực tiếp tại hiện trường sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được dịch bệnh theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù quản lý của từng lĩnh vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp nêu trên đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không bị đình trệ, gián đoạn, đồng thời bảo đảm công tác quản lý nhà nước; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý vi phạm, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ 30/12/2021 và thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt

Lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 85/TB-VPCP ngày 21/3/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 09/1/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2024. Để bảo đảm thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành.
Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức

Đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ vừa dự thảo Nghị định quy định 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức gồm: Tính chính trực, liêm chính (Điều 4); Tính khách quan, công bằng, bình đẳng (Điều 5); Sự đúng mực, tính thận trọng (Điều 6); Sự tận tụy và kịp thời (Điều 7); Năng lực và sự chuyên cần (Điều 8).
Khu phức hợp văn phòng FPT được công nhận là khu công nghệ thông tin tập trung

Khu phức hợp văn phòng FPT được công nhận là khu công nghệ thông tin tập trung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 261/QĐ-TTg ngày 19/3/2023 công nhận Khu phức hợp văn phòng FPT là khu công nghệ thông tin tập trung.
Phát động Giải báo chí tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Phát động Giải báo chí tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Các tác phẩm tham dự bao gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận, chuyên luận, phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí thuộc loại hình Báo in, Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử
10 điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

10 điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với 10 điểm mới quan trọng sau:
Đề xuất nâng mức mua sắm xe ô tô thực hiện nhiệm vụ đặc thù là 5 tỷ đồng/xe

Đề xuất nâng mức mua sắm xe ô tô thực hiện nhiệm vụ đặc thù là 5 tỷ đồng/xe

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, trong đó, đề xuất nâng mức mua sắm xe ô tô thực hiện nhiệm vụ đặc thù là 5 tỷ đồng/xe.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận