Hà Nội bán hàng đa kênh phục vụ Tết Nguyên đán

Nhằm cung ứng đầy đủ hàng hoá cho người dân Tết Nguyên đán Quý Mão, đảm bảo không tăng giá hàng thiết yếu, Sở Công Thương Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đa dạng kênh phân phối từ trực tiếp đến trực tuyến.
Thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội Thu giữ hàng trăm túi xách, giầy thể thao “hàng hiệu” giá chỉ vài trăm nghìn đồng Phát hiện container nghi chở hàng lậu giữa Thủ đô Hà Nội: Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Đại diện Sở cho biết trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.500 tỷ đồng (tăng 15% so với năm ngoái).

Là đơn vị phân phối lớn trên địa bàn Hà Nội, hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20-30% so với dịp Tết năm 2022 và tăng 40-50% so với những tháng bình thường. Riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt tăng đến 100%.

Hà Nội bán hàng đa kênh phục vụ Tết Nguyên đán
Bên cạnh thương mại truyền thống, Sở Công Thương TP Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đa dạng kênh phân phối từ trực tiếp đến trực tuyến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết

Giám đốc Trung tâm MM Mega Market Thăng Long Nguyễn Văn Ngọc cho biết, dự đoán sức mua dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các siêu thị trong hệ thống tăng 10-20% so với Tết Nguyên đán 2022 nên doanh nghiệp đã có kế hoạch chủ động nguồn hàng từ sớm. Đặc biệt, hiểu tâm lý bắt đầu mua sắm ít nhất 4 tuần trước khi dịp Tết chính thức bắt đầu, từ ngày 15/12/2022 tới 21/1/2023 doanh nghiệp sẽ trưng bày hàng Tết để người dân linh hoạt thời gian mua sắm, không bị dồn vào những ngày cận Tết.

Cũng có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng chu đáo phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG Nguyễn Thùy Dương cho biết, ngay từ cuối tháng 9 vừa qua, BRG Mart đã làm việc với các nhà cung ứng lớn, chốt sản lượng tất cả các mặt hàng chủ lực. Hàng bình ổn chiếm 32% trong tổng lượng hàng hóa phục vụ Tết.

Giám đốc khu vực miền Bắc hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Lê Văn Liêm thông tin, tại siêu thị Co.opmart, hàng Việt chiếm đến 90% cơ cấu hàng hóa, là nơi hàng Việt dễ dàng tìm được chỗ đứng và có khả năng đến tận tay khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết, Co.opmart tăng lượng dự trữ lên 30-50% tùy nhóm hàng. Trong đó, sẽ tổ chức hơn 50 điểm bán hàng bình ổn tại thị trường Hà Nội và miền Bắc...

Cũng theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, hiện, trên địa bàn còn có 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm, 159 chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn... Hệ thống cửa hàng này sẽ góp phần đưa hàng Tết đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh kênh bán hàng truyền thống, TP Hà Nội còn huy động các kênh bán hàng đa phương tiện bao gồm: khoảng 600 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, các sàn thương mại điện tử, siêu thị, hệ thống phân phối đang triển khai bán hàng trực tuyến qua điện thoại, website… để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, chủ động mua hàng hóa.

Đáng chú ý, năm nay TP Hà Nội có 35 doanh nghiệp gồm các sàn thương mại điện tử, siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng lớn có hình thức bán hàng trực tuyến qua điện thoại, website, ứng dụng thương mại điện tử để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, chủ động mua hàng hóa.

Theo các sàn thương mại điện tử, các mặt hàng gia dụng, nội trợ, thực phẩm luôn thuộc nhóm bán chạy. Ước tính, nhu cầu mua sắm sẽ tiếp tục tăng từ 2 - 3 lần so với ngày thường. Các sàn cho biết về cơ bản đã sẵn sàng và đủ khả năng đáp ứng tốt nhu cầu từ nay cho tới Tết Âm lịch.

"Cũng như mọi năm, chúng tôi luôn có kế hoạch chuẩn bị khi sản lượng tăng cao. Chúng tôi cũng đảm bảo hoạt động 24/7 để phục vụ khách hàng tốt nhất. Về nhân sự, chúng tôi luôn trực sẵn offline và online để đảm bảo thông tin đến với khách hàng nhanh nhất", ông Phạm Văn Tuyên, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần bưu chính Viettel, cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1,027 triệu tỷ đồng và bằng 60,4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150.972 tỷ đồng và tăng 6,3% về tỷ lệ thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024. Trong khi đó, ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là 6%, tương đương với mức dự báo mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận