Hà Nội bảo đảm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

UBND TP Hà Nội đã có Công văn số 2000/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhất là trong mùa nắng nóng và mùa mưa, lũ, UBND TP đề nghị các sở: Y tế, Công Thương, NN&PTNT, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng; Ban Bí thư; Công điện của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, thực hiện thông báo số 684/TB-BYT của Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Trong đó, người đứng đầu các cấp, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

Hà Nội bảo đảm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Ngành Công Thương tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

Các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục các biện pháp bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Các đơn vị, địa phương tuyên truyền để người dân không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động, thực vật độc, như: nấm độc, côn trùng lạ, độc, cá nóc, sò biển, ốc lạ, cây, quả lạ...; không sử dụng gia súc, gia cầm chết, bệnh làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín, nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải bảo đảm sạch, đặc biệt trong thời gian nắng nóng, mưa lũ.

Khi có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ cao, người dân cần theo dõi dự báo, diễn biến và chủ động kế hoạch dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, thuốc men, hóa chất sát khuẩn của ngành y tế.

Cùng với đó, các đơn vị, địa phương tǎng cường kiểm tra, giám sát ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp).

Các đơn vị tập trung vào cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, thức ăn đường phố, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất...

Bên cạnh đó, chú ý kiểm soát chất lượng ATTP đối với các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân làm từ thiện, hoặc hỗ trợ người dân trong mùa nắng nóng, mùa mưa lũ nhằm bảo đảm không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.

Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, cơ sở nhanh chóng cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân, đồng thời đình chỉ hoạt động cơ sở gây ngộ độc thực phẩm, yêu cầu khắc phục đúng quy định trước khi hoạt động trở lại.

Các đơn vị điều tra, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xác định rõ nguyên nhân và tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đến cùng; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về ATTP, công khai kết quả để cảnh báo cho cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đa cấp Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng

Đa cấp Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng

Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng vì 5 lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP chỉ đặt ra yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với hai nhóm yêu cầu cơ bản là: (i) ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12 và (ii) nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua. Trong đó nổi bật là các chiêu trò lôi kéo, dụ dỗ tham gia cá độ bóng đá trên không gian mạng mùa EURO 2024.
“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

Thời gian gần đây thành phố Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, cách thoát nạn thoát hiểm đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.
Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet.
Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận