Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP chỉ đặt ra yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với hai nhóm yêu cầu cơ bản là: (i) ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12 và (ii) nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.

Tiếp theo bài giới thiệu và phân tích các điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) năm 2023 trong kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công Thương giới thiệu các điểm mới về vấn đề này trong Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVQLNTD 2023 so với Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD 2010.

Những điểm mới về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Bảo vệ người tiêu dùng trên cơ sở pháp luật

1. Yêu cầu đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP chỉ đặt ra yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với hai nhóm yêu cầu cơ bản là: (i) ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12 và (ii) nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.

Không chỉ với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đã đặt ra các yêu cầu đối với cả hợp đồng giao kết với người tiêu dùng - tức là ngay cả những hợp đồng được hình thành trên cơ sở thương lượng trực tiếp giữa hai bên. Không những vậy, các yêu cầu này được cụ thể hóa hơn từ về ngôn ngữ, hình thức đến nội dung; đồng thời cũng linh hoạt hơn nhằm phù hợp với đặc thù của các văn bản điện tử so với văn bản in truyền thống.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP đặt ra các yêu cầu đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:

(i) Về ngôn ngữ: ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 1 Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP). Nghị định số 55/2024/NĐ-CP bổ sung thêm “tiếng khác” trong yêu cầu về ngôn ngữ, phù hợp với thỏa thuận của các bên cũng như quy định mới tại khoản 2 Điều 23 Luật BVQLNTD 2023.

(ii) Về hình thức:

- Trong trường hợp giao kết bằng văn bản giấy, cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman hoặc kích cỡ tương đương (khoản 2 Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP). Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đặt ra yêu cầu cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman, đồng thời cho phép kích cỡ tương đương trong trường hợp dùng loại chữ khác. Bên cạnh đó, yêu cầu này chỉ đặt ra với văn bản giấy, các trường hợp giao dịch bằng văn bản điện tử không bị ràng buộc bởi yêu cầu về cỡ chữ.

- Màu chữ và màu nền thể hiện nội dung văn bản phải tương phản nhau (khoản 3 Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP). Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đặt ra yêu cầu về tính tương phản đối với “màu chữ và màu nền”, như vậy áp dụng chung cho cả văn bản giấy và văn bản điện tử.

- Bố cục, thiết kế văn bản phải rõ ràng, dễ theo dõi (khoản 4 Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP). Đây là quy định mới được bổ sung tại Nghị định số 55/2024/NĐ-CP, chưa được quy định tại Nghị định số 99/2011/NĐ-CP.

(iii) Về nội dung: nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu và phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 5 Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP). Bên cạnh tính “rõ ràng, dễ hiểu”, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP bổ sung yêu cầu “phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” vào nội dung của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

2. Trách nhiệm và thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

2.1. Trách nhiệm đăng ký

Về cơ bản, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP vẫn quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành trách nhiệm đăng ký trước khi sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký do Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi (Danh mục phải đăng ký) để giao kết với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không chỉ phải hoàn thành đăng ký trước khi giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP bổ sung thêm trách nhiệm hoàn thành đăng ký trước cả khi người tiêu dùng thanh toán trước hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể:

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được sử dụng để giao kết hoặc áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Trong trường hợp người tiêu dùng thanh toán trước khi giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hoặc thực hiện việc đặt cọc, ký quỹ, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác liên quan đến việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc đăng ký và công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung để người tiêu dùng biết về nội dung của các văn bản này theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này trước khi thực hiện việc thanh toán hoặc các biện pháp nêu trên”.

Như vậy, ví dụ đối với trường hợp đặt cọc mua căn hộ chung cư, trong trường hợp mua bán căn hộ chung cư thuộc Danh mục phải đăng ký, chủ đầu tư phải hoàn thành trách nhiệm đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và công khai hợp đồng này để người tiêu dùng biết trước khi họ tiến hành đặt cọc.

2.2. Thủ tục đăng ký

Các nội dung về thủ tục đăng ký (bao gồm: thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ; thành phần hồ sơ; hình thức đăng ký; tiếp nhận hồ sơ; hoàn thành việc đăng ký; đăng ký lại) cơ bản kế thừa quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 55/2024/NĐ-CP có một số điểm mới như sau:

- Bổ sung một loạt các mẫu biểu sau nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký:

Mẫu số 01

Báo cáo tình hình đăng ký và áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mẫu số 02

Đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mẫu số 03

Thông báo về việc bổ sung hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mẫu số 04

Thông báo về việc hoàn thành đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mẫu số 05

Thông báo về kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mẫu số 06

Báo cáo tình hình kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Mẫu số 07

Công văn về việc lấy ý kiến góp ý đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

- Thay đổi thời gian thẩm định hồ sơ: thay đổi từ “hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ” (khoản 1 Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP) thành “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và có thể được gia hạn thêm tối đa không quá 30 ngày trong trường hợp phức tạp” (khoản 1 Điều 10 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

- Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc công bố công khai thông báo hoàn thành đăng ký và bản hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã hoàn thành đăng ký theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên cổng thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) trong toàn bộ thời gian áp dụng bản hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

Như vậy, hồ sơ hoàn thành đăng ký sẽ được cả cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký cũng như tổ chức, cá nhân kinh doanh công khai.

- Bổ sung trường hợp đăng ký lại khi toàn bộ hoặc một phần hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bị hủy bỏ hoặc sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 55/2024/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

2.3. Hủy bỏ, sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Vấn đề này có nhiều điểm khác biệt trong Nghị định số 55/2024/NĐ-CP so với Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Trường hợp và thời điểm được yêu cầu hủy bỏ, sửa đổi toàn bộ hoặc một phần hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung: Tại khoản 2 Điều 19 Luật BVQLNTD 2010, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ theo đề nghị của người tiêu dùng. Bên cạnh hai trường hợp này, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP bổ sung thêm trường hợp yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ theo “đề nghị của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”; đồng thời, quy định việc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ được thực hiện “bất cứ lúc nào phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

- Thời gian phải thực hiện việc sửa đổi, hủy bỏ: nâng từ 10 ngày làm việc (khoản 3 Điều 16 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP) lên thành 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trừ trường hợp phức tạp thì được gia hạn thêm tối đa 90 ngày theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

- Trách nhiệm công khai sau khi hủy bỏ, sửa đổi: Nghị định số 55/2024/NĐ-CP bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc: (1) công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm: (i) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm; (ii) công khai theo hình thức niêm yết ở vị trí dễ nhìn thấy tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên cổng thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có); và (2) phải thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng để áp dụng điều kiện giao dịch chung mới và giao kết lại hợp đồng theo mẫu trong trường hợp người tiêu dùng có yêu cầu (khoản 3 Điều 15 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

2.4. Phối hợp trong kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Mặc dù nguyên tắc phối hợp trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nói riêng đã được đề cập từ Luật BVQLNTD 2010 và Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, vấn đề này đã được quy định một cách cụ thể hơn tại Nghị định số 55/2024/NĐ-CP với nội dung chính như sau:

- Gửi báo cáo: hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương (khoản 1 Điều 16 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

- Tham vấn: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trả lời đề nghị tham vấn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham vấn (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

- Cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương có trách nhiệm phối hợp cung cấp đúng thời hạn và nội dung theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương (khoản 3 Điều 16 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP).

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội bảo đảm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Hà Nội bảo đảm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

UBND TP Hà Nội đã có Công văn số 2000/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Đa cấp Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng

Đa cấp Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng

Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam bị phạt 245 triệu đồng vì 5 lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Mùa EURO: Cảnh giác với tin nhắn rác mời chào cá độ bóng đá, rút tiền thẻ tín dụng lãi suất thấp

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua. Trong đó nổi bật là các chiêu trò lôi kéo, dụ dỗ tham gia cá độ bóng đá trên không gian mạng mùa EURO 2024.
“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

“Khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng”

Thời gian gần đây thành phố Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, cách thoát nạn thoát hiểm đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.
Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Cảnh báo tội phạm dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng

Thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet.
Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà ở Hà Đông bị lừa mất 500 triệu đồng

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mời nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng giả danh là nhân viên giao hàng (Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh…) gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận