Hà Nội yêu cầu xử lý hành vi 'thổi giá' bất động sản
Theo đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,5-7,0%, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Thúc đẩy kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công; tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tại kế hoạch mà UBND TP đã đề ra; Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu; trọng tâm thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nông, lâm nghiệp và thủy sản; Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểm soát lạm phát.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chủ tịch UBND TP yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND TP về việc triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao...
Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Chủ tịch UBND TP yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Cục thuế Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp về quản lý, xử lý thu hồi nợ đọng thuế; hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới, đặc biệt các khoản tiền thuế - tiền thuê đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn. Khẩn trương rà soát, đối chiếu, công khai thông tin người nợ thuế và kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với các khoản nợ thuế dây dưa, chây ỳ;
Với tiến độ các cụm công nghiệp, ông Trần Sỹ Thanh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở ngành tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng và các thủ tục để khởi công toàn bộ 19 cụm công nghiệp còn lại (trên tổng số 43 cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2018-2020) trong năm 2024; hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ 10-15 cụm công nghiệp trong năm 2024 để tiếp nhận doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, Chủ tịch Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành tháo gỡ khó khăn, tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản, kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản trên địa bàn thành phố; có giải pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi "thổi giá", làm giá, đầu cơ và hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản (nếu có)...
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
