Hàn Quốc khuyến cáo người dân thận trọng trước khi đầu tư tiền điện tử

Cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc cảnh báo rằng sự biến động giá của tiền điện tử tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi số lượng nhà khai thác thị trường đóng cửa hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng.

Ethereum, đồng tiền điện tử phổ biến thứ 2 trên thế giới. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo TTXVN, số liệu mới nhất từ Financial Capital Hàn Quốc cho thấy 600 loại tiền điện tử, bao gồm Bitcoin, Ethereum và Dogecoin, đã được giao dịch tại thị trường Hàn Quốc trong nửa cuối năm 2023, giảm từ mức 622 trong nửa đầu năm.

Tỷ lệ rút tiền tối đa của tiền điện tử, cho thấy sự biến động về giá, đã đứng ở mức 61,5% tính đến cuối tháng 12/2023, giảm 0,9 điểm phần trăm so với sáu tháng trước đó.

Cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc cảnh báo rằng sự biến động giá của tiền điện tử tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi số lượng nhà khai thác thị trường đóng cửa hoạt động kinh doanh của họ cũng tiếp tục tăng. Cơ quan này khuyến cáo người dân cần hết sức thận trọng trước khi đầu tư.

Trong khi đó, giá trị thị trường tài sản ảo của Hàn Quốc đã tăng hơn 50% trong nửa cuối năm ngoái so với sáu tháng trước đó, do giá tiền điện tử tăng cao. đến cuối năm 2023, vốn hóa thị trường của thị trường tài sản ảo Hàn Quốc đã đạt 43.600 tỷ won (khoảng 31,8 tỷ USD), tăng 53%, tương đương 15.200 tỷ won so với 28.400 tỷ won được thống kê sáu tháng trước đó.

Tổng giá trị tiền gửi won Hàn Quốc do các nhà giao dịch thực hiện cũng tăng 21% lên 4.900 tỷ won, trong khi lợi nhuận hoạt động của các nhà điều hành thị trường tăng 18% lên 269,3 tỷ won.

Theo Ủy ban Dịch vụ tài chính (FSC - cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc), FSC đã khảo sát với 29 nhà khai thác, bao gồm 22 sàn giao dịch tiền điện tử trên tổng số 37 nhà khai thác thị trường tài sản ảo ở Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2023, giá trị trung bình của các giao dịch tiền điện tử hàng ngày đạt 3.600 tỷ won, tăng 24% so với mức trung bình hàng ngày là 2.900 tỷ won trong nửa đầu năm 2023. Số lượng người dùng thị trường cũng đã tăng 6,4% lên khoảng 6,45 triệu tài khoản, trong khi 4,55 triệu người trong số họ nắm giữ tài sản ảo dưới 1 triệu won mỗi người.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận