Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7, phiên mở rộng

Nhận lời mời của ông An-tô-ni-ô Ta-ja-ni, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế I-ta-ly, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7, phiên mở rộng vào ngày 16-17/7/2024 tại San Giô-va-ni – Ri-giô Ca-la-bờ-ri-a, I-ta-ly.

* Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Hội nghị Bộ trưởng thương mại G7 mở rộng

Hội nghị có sự tham gia của Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu kiêm Cao uỷ Thương mại, Bộ trưởng Thương mại các nước G7 (Anh, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Ca-na-đa và I-ta-ly) và 09 quốc gia khách mời (Ác-hen-ti-na, Ốt-xtrây-li-a, Bra-xin, Chi-lê, Kê-ny-a, Niu Di-lân, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam) cũng như Tổng Thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và liên đoàn doanh nghiệp của các nước G7 (B7).

Theo Chương trình nghị sự, các Bộ trưởng G7 và khách mời đã nghe những báo cáo và khuyến nghị của các cộng đồng doanh nghiệp B7 gồm Liên đoàn Công nghiệp I-ta-ly, Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC), Liên đoàn Doanh nghiệp Châu Âu, Hội đồng doanh nghiệp Pháp (MEDEF) v.v… Các đại diện B7 cùng chung nhận định, chuỗi cung ứng được ví như “huyết mạch” của mọi nền kinh tế, có vai trò quan trọng, bảo đảm dòng chảy thương mại hàng hóa và dịch vụ thông suốt. Thế giới có biến động và bất định dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, thích ứng nhằm nâng cao tính minh bạch và sức chống chịu của chuỗi cung ứng thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường, cũng như ngăn chặn các hành động phi lý dẫn đến hạn chế và bóp méo thương mại.

Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao tính thời sự của chủ đề Hội nghị. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tự do hóa thương mại được xem như một giải pháp quan trọng, động lực chủ yếu cho phát triển. Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới, Top 20 về thương mại quốc tế; Top 15 về thu hút đầu tư nước ngoài, và Top 45 về Chỉ số đổi mới sáng tạo. Các thành tựu trên có được là do Việt Nam luôn thực hiện nhất quan đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định và ngoại lực là quan trọng, đột phá; đẩy mạnh thực hiện 03 giải pháp chiến lược về: thể chế, hạ tầng và nguồn nhận lực. Đồng thời, thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học – công nghệ và đổi mới – sáng tạo.

Về tác động của địa chính trị đối với dòng chảy thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh thế giới ngày nay cần cần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, kiên trì hợp tác đa phương, coi đó là chìa khóa để giải quyết mọi thách thức phức tạp nảy sinh. Bộ trưởng đánh giá cao Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 vào tháng 02 năm nay về củng cố Hệ thống thương mại đa phương (MTS) dựa trên luật lệ, bao trùm, tự do và công bằng với WTO là trung tâm. Việt Nam ủng hộ WTO trong thúc đẩy thảo luận các lĩnh vực như: Trợ cấp thủy sản và Nông nghiệp. Cùng với G7, Việt Nam tái khẳng định cam kết ủng hộ mọi nỗ lực và sáng kiến cải tổ WTO trên cả 03 phương diện: Giám sát, Đàm phán và Giải quyết tranh chấp; mong muốn các nước G7 đóng góp tích cực, hiệu quả hơn trong khai thông sự bế tắc của Cơ quan Phúc thẩm (AB). Bên cạnh đó, trước xu thế gia tăng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, trợ cấp hoặc dựng lên các hàng rào kỹ thuật để thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước nhằm thay thế hàng nhập khẩu, Việt Nam kêu gọi G7 và các đối tác ngay lập tức hạn chế lập các rào cản thương mại, nhất là các biện pháp phi quan thuế (NTMs) làm gián đoạn các chuỗi cung ứng đối với những mặt hàng thiết yếu.

Về sức chống chịu của chuỗi cung ứng, Việt Nam kêu gọi các G7 cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng tự cường, linh hoạt và bền vững thông qua : (1) Đa dạng hóa nguồn cung và thị trường; (2) Đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển dịch vụ logistics; (3) Đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng. Về phần mình, Việt Nam đã ký kết và thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA); chuẩn bị kết thúc đàm phán 03 FTA với các đối tác quan trọng tại Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông để thiết lập các chuỗi cung ứng mở, ổn định và lâu dài. Gần đây nhất, Việt Nam đã ký trụ cột II trong Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) liên quan đến Sức chống chịu của chuỗi cung ứng với 13 đối tác. Với những cơ chế nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang có nhiều lợi thế, cũng như cơ hội tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp G7 để từng bước tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào các chuỗi sản xuất, cung ứng của khu vực và toàn cầu. Việt Nam cam kết tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp G7 đầu tư, kinh doanh lâu dài, ổn định và hiệu quả tại Việt Nam, bởi thành công của các doanh nghiệp cũng là thành công của Việt Nam.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7, phiên mở rộng kết thúc cùng ngày với Tuyên bố riêng của Chủ tịch G7 I-ta-ly 2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch tuần qua (7-13/10).
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Cuối giờ chiều nay (11/10), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% từ 11/10/2024. Giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng và dầu đồng loạt tăng mạnh từ 990-1.260 đồng ngày hôm nay (10/10). Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95 lên mức hơn 21.000 đồng/lít.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Sáng 9/10/2024, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự diễn đàn khu vực thường niên nhằm tập trung giải quyết cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar và căng thẳng ở Biển Đông.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

So với con số thương nhân Bộ Công Thương công bố trước đó (ngày 1/8), số thương nhân đã giảm 6 thương nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận