Hôm nay Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Hôm nay (25/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; thảo luận tại hội trường dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi)...

Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Hôm nay Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Buổi chiều, Quốc hội họp tại hội trường, nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Chương trình Quốc hội họp buổi chiều sẽ được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Trước đó, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Trong đó, Chính phủ đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao.

Theo đó, trong bối cảnh rất khó khăn, chúng ta vẫn thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó nhiều chỉ tiêu tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội, như: GDP năm 2022 tăng 8,02% (đã báo cáo là 8%);… Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD (đã báo cáo là 368 tỷ USD); xuất siêu đạt trên 12,4 tỷ USD (đã báo cáo là khoảng 01 tỷ USD).

Quốc phòng, an ninh được củng cố; chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được tăng cường, phát huy hiệu quả; uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng nêu một số hạn chế, khó khăn, trong đó có 2 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp;…

Về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khoá XV. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, giữ nguyên tên gọi của dự án Luật là Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung tại các điều, khoản của dự án Luật và thiết kế lại bố cục, kết cấu của dự thảo Luật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tên gọi của dự án Luật. Hiện nay, dự thảo Luật gồm 12 Chương, 113 Điều.

Trên cơ sở góp ý của các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện về nội dung dự thảo Luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác trong bối cảnh mới. Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện các quy định để thể chế hóa đầy đủ 8 nhóm chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, một số việc lớn, phù hợp có tính chất cụ thể có thể nghiên cứu luật hóa ngay; các quy định về tiếp cận thị trường tín dụng, các chính sách ưu đãi về thuế, phí…

Về Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012 tại Kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013 đến nay. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tại Phiên họp thứ 21 ngày 21/03/2023, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương.

So với Luật 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương; trong đó giữ nguyên 10 điều; sửa đổi, bổ sung 62 điều; bổ sung mới 16 điều và bãi bỏ 8 điều.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh được giữ nguyên như Luật hiện hành, chỉ bổ sung thêm quy định về phát triển tài nguyên nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thảo luận tại Tổ liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thảo luận tại Tổ liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo Bộ trưởng, trước đòi hỏi cấp bách về tăng trưởng điện năng theo quy hoạch, nếu không có những cơ chế bảo đảm, thông thoáng thì rõ ràng không thể thực hiện được. Bởi theo đến năm 2030 (tức là còn hơn 5 năm nữa) chúng ta phải đầu tư gấp hai lần số tổng công suất toàn hệ thống hiện nay, tương đương với mức 150.524 MW và đến năm 2050 (tức là còn 25 năm nữa), phải đạt gấp 5 lần hiện nay, tương đương với mức 530.000 MW trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Văn bản số 8598/BCT-TMĐT ngày 26/10/2024 chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024

Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024

Trong khuôn khổ chương trình công tác tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự nhiều hoạt động đa phương và song phương quan trọng với các đối tác và doanh nghiệp các nước tại Kazan, LB Nga, trong đó có Phiên toàn thể Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024 với chủ đề “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn” dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch BRICS năm 2024.
Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0,85%.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận