Hơn 1.500 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” trong tuần đầu tiên phát động

Sau 3 ngày diễn ra tuần thi thứ nhất, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút 220 người dự thi với hơn 1.500 lượt thi.

Theo Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”, sau 3 ngày diễn ra tuần thi thứ nhất (từ 10h00 thứ Hai ngày 25/11/2024 đến 10h00 thứ Năm ngày 28/11/2024), hệ thống ghi nhận 220 người dự thi với hơn 1.500 lượt thi. Tuần thi này hiện đang tiếp tục diễn ra và sẽ kết thúc vào 09h00 thứ Hai tuần tới (ngày 02/12/2024).

Các tỉnh, thành phố dẫn đầu về số người dự thi trong 3 ngày đầu tuần thi thứ nhất lần lượt là: Hà Nội, Bình Thuận, Quảng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh.

Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương làm bài thi tại Lễ phát động Cuộc thi, ngày 25/11/2024.

Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty Cổ phần VNet và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Cuộc thi là một trong những hoạt động phối hợp thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg, ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; Quyết định số 1907/QĐ-TTg, ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025", đồng thời hưởng ứng Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

Cuộc thi nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Cuộc thi cũng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội; phổ biến kiến thức, kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người dân nhằm giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng.

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ chonghanggia.dangcongsan.vn. Người dự thi có thể tham gia Cuộc thi trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), mạng xã hội VCNet (vcnet.vn) và các báo/tạp chí điện tử, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đường link Cuộc thi.

Cuộc thi dự kiến diễn ra trong 6 tháng, từ ngày 25/11/2024 đến ngày 26/5/2025. Thời gian thi trắc nghiệm hằng tuần bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày Thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 9 giờ 00 ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo.

Công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi đều có quyền dự thi. Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi không được dự thi.

Tổng giá trị giải thưởng của Cuộc thi là 240 triệu đồng. Mỗi tuần thi có các giải thưởng như sau:

- 01 giải Nhất: Trị giá 3.000.000 đồng.

- 02 giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng.

- 03 giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng.

Ban Tổ chức Cuộc thi trân trọng kính mời nhân dân trong nước và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam tham gia dự thi, đồng thời chia sẻ rộng rãi thông tin về Cuộc thi để có thêm nhiều người tham gia.

Câu 1: Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu nào dưới đây?

Phương án 1: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.

Phương án 2: Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.

Phương án 3: Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

Phương án 4: Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 2: Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường hợp nào được xác định là hàng giả?

Phương án 1: Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

Phương án 2: Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Phương án 3: Cả hai trường hợp trên.

Câu 3: Hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra những tác hại gì?

Phương án 1: Thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người sử dụng.

Phương án 2: Làm giảm uy tín thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Phương án 3: Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.

Phương án 4: Tất cả các nội dung trên.

Câu 4: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội là nhiệm vụ thứ mấy trong Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025" ban hành theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ?

Phương án 1: Nhiệm vụ 1.

Phương án 2: Nhiệm vụ 2.

Phương án 3: Nhiệm vụ 3.

Phương án 4: Nhiệm vụ 4.

Câu 5: Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành đã cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?

Phương án 1: 3 nhóm kỹ năng chính.

Phương án 2: 4 nhóm kỹ năng chính.

Phương án 3: 5 nhóm kỹ năng chính.

Phương án 4: 6 nhóm kỹ năng chính.

Trong quá trình tham gia Cuộc thi, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị, cá nhân liên hệ với Ban Tổ chức qua các số điện thoại: 080.48160 - 0867.062968, email: chonghanggia@dangcongsan.vn, hoặc mục Liên hệ trên website của Cuộc thi tại địa chỉ chonghanggia.dangcongsan.vn để được giải đáp.
Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận