Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết
Tình hình cung cầu giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát, nhất là trong bối cảnh người dân có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm trong năm nay. Vì vậy, nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Qua nắm bắt tình hình triển khai tại một số địa phương cho thấy các địa phương cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả dịp Tết Nguyên đán, sớm chủ động công tác chuẩn bị nguồn hàng dự trữ với giá cả hợp lý, kết nối cung cầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
![]() |
Cục QLTT Lạng Sơn khảo sát thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 |
Đồng thời, Sở Tài chính các địa phương đã và đang khẩn trương tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành các quyết định phân công, phân cấp về quản lý giá trên địa bàn theo các quy định tại Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật; từ đó đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ các chính sách pháp luật về quản lý giá từ trung ương tới địa phương góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước về giá góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong thời điểm chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Công tác quản lý, điều hành giá đã được các địa phương chú trọng triển khai quyết liệt.
UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành tăng cường công tác quản lý, chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, yêu cầu các sở, ban, ngành chủ động trong công tác bình ổn giá cả thị trường, chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là đối với vùng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt; không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, đưa hàng Tết đến các vùng sâu vùng xa, tổ chức các hội chợ xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…
Các cơ quan chức năng dõi sát diễn biến giá cả thị trường trước, trong và sau Tết đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân trên địa bàn, nhất là nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống… và các mặt hàng nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng trong ngày Tết để kịp thời tham mưu cho UBND cấp tỉnh các biện pháp điều hành giá.
Đồng thời, theo dõi sát cung cầu hàng hóa trên địa bàn để có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết; hàng hóa đảm bảo chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý.
Ngoài ra, đẩy mạnh tổ chức thực hiện theo thẩm quyền công tác kê khai giá trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Các đơn vị cũng tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để tình trạng người dân chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết.
Bên cạnh đó, để bình ổn thị trường hàng hóa phục vụ người dân trong dịp cuối năm 2024 và dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, một số địa phương triển khai kiểm tra chấp hành pháp luật về niêm yết giá, kê khai giá được lồng ghép vào các nhiệm vụ liên ngành có liên quan như: Cục Quản lý thị trường tỉnh bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh...
Trên cơ sở đó, đơn vị đã ban hành kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành tại địa phương triển khai các đoàn kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý; kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm tra các mặt hàng thiết yếu có tác động lớn đến tâm lý người tiêu dùng như: giá cước vận tải, giá giữ xe, giá dịch vụ lưu trú du lịch và các dịch vụ khác trong các dịp lễ, Tết... phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của Luật Giá và pháp luật liên quan.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
