Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư về các biện pháp phòng vệ thương mại
Tác động tích cực của các biện pháp phòng vệ thương mại Gia hạn kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại thép dây không gỉ Công tác phòng vệ thương mại - điểm sáng trong hội nhập kinh tế |
Hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại
Sau thời gian tổ chức thực thi, Thông tư 37/2019/TT-BCT là văn bản quy phạm pháp luật có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc xử lý các hồ sơ đề nghị và việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại một cách kịp thời, hợp lý, đúng quy định, bảo đảm hiệu quả của biện pháp trên thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại nói chung và Thông tư 37/2019/TT-BCT nói riêng, Bộ Công Thương nhận thấy một số vấn đề cần sửa đổi trong quy định về việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Thông tư 37/2019/TT-BCT để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể:
Về phạm vi, thành phần Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Thông tư 37/2019/TT-BCT đang quy định thành phần hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thiếu cụ thể, tách bạch để cá nhân, tổ chức đề nghị miễn trừ có thể hiểu rõ nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin trong hồ sơ. Thực tế nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ cho thấy cá nhân, tổ chức đề nghị thường nộp thiếu thành phần hồ sơ do hiểu không đúng về danh mục, thành phần hồ sơ.
Thông tư sửa đổi bổ sung đề xuất quy định nhằm làm rõ và chi tiết các đầu mục hồ sơ cần cung cấp, là các tài liệu, hồ sơ bắt buộc, có sẵn của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục miễn trừ, không làm mất thời gian, phiền hà cho doanh nghiệp, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.
Về thủ tục kiểm tra sau miễn trừ và chế tài xử lý vi phạm: Thực tiễn công tác kiểm tra sau miễn trừ thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Thông tư 37/2019/TT-BCT nhưng thủ tục kiểm tra sau miễn trừ và chế tài xử lý vi phạm theo Thông tư này chưa cụ thể và chưa đủ giáo dục và răn đe. Cần bổ sung chế tài tương ứng với việc không tuân thủ/tuân thủ không đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định, sẽ thiết kế các chế tài như: Thu hồi quyết định hưởng miễn trừ, không xem xét cho tiếp tục hưởng miễn trừ trong thời gian cụ thể hoặc cho đến khi biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng chấm dứt, yêu cầu cơ quan hải quan truy thu thế đối với một phần/toàn bộ hàng hóa đã được hưởng miễn trừ.
Về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quy định về thời hạn miễn trừ tại Thông tư 37/2019/TT-BCT hiện nay có thể gây hiểu lầm trong một số trường hợp khi giải thích về câu chữ.
Từ đó đặt ra yêu cầu làm rõ quy định về thời hạn miễn trừ, trong đó thống nhất khoảng thời gian tối đa cho một lần cấp miễn trừ căn cứ theo hồ sơ đề nghị miễn trừ của doanh nghiệp và không giới hạn số lần cấp miễn trừ bổ sung nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như bảo đảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại trên thực tế.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Trên cơ sở pháp lý nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế là hết sức cần thiết và cấp bách.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với 9 điều khoản
Dự thảo sửa đổi, bổ sung đối với 9 điều khoản của Thông tư 37/2019/TT-BCT như sau:
1- Sửa đổi khoản 5 Điều 6 về bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
2- Sửa đổi, bổ sung Điều 11 về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 về tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
4- Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm i khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 14 về hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và Hồ sơ miễn trừ bổ sung.
5- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 về Nộp và theo dõi hồ sơ đề nghị miễn trừ.
6- Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 16 về thông báo tiếp nhận Hồ sơ miễn trừ và yêu cầu Hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung.
7- Sửa đổi, bổ sung Điều 20 về nghĩa vụ nộp Báo cáo định kỳ.
8- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 về kiểm tra sau miễn trừ.
9- Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 26 về thu hồi quyết định miễn trừ.
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp và người dân góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2019/TT-BCT tại đây
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
