Lùi ngày điều chỉnh giá xăng dầu

Liên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào lúc 15h chiều 23/5 thay vì ngày 21/5 theo quy định.
Bộ Công Thương sẵn sàng, chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu Lào đối mặt với nguy cơ thiếu xăng Quyết tâm xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu 3 lần tăng giá liên tiếp, xăng RON95-III cận mức 30.000đồng/lít

Theo quy định từ ngày 2/1, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ được giảm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, tức là mỗi tháng điều chỉnh ba lần. Theo đó, thời gian điều hành giá sẽ rơi vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng.

Tuy nhiên, đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Do đó, kỳ điều hành ngày 21/5, trùng ngày thứ 7 sẽ được lùi sang ngày 23/5.

Đại diện Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thông tin liên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào lúc 15h chiều 23/5.

Lùi ngày điều chỉnh giá xăng dầu
Liên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào lúc 15h chiều 23/5 thay vì ngày mai 21/5

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/5 tăng nhẹ so với kỳ trước. Cụ thể, bình quân xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) là 137,6 USD/thùng; xăng RON 95 là 141,44 USD/thùng.

Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước ở mức 136,96 USD/thùng xăng RON 92; 141,09 USD/thùng xăng RON 95.

Trước đó, trong một cuộc trả lời báo chí về công tác điều hành giá xăng dầu trong nước, Vụ trưởng Trần Duy Đông chia sẻ, nguyên tắc điều hành giá xăng dầu là luôn phải bám sát với diễn biến của giá thế giới, cũng như phải hài hòa lợi ích của doanh nghiệp-Nhà nước và người dân, người tiêu dùng.

Doanh nghiệp ở đây vừa là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu. Lợi ích của Nhà nước ở đây tức là mục tiêu kiểm soát CPI, còn lợi ích của người dân là làm thế nào để có chi phí, các yếu tố đầu vào sử dụng hợp lý.

Từ yêu cầu trên, cộng với diễn biến của giá xăng dầu trên thế giới thời gian qua diễn biến rất phức tạp, có thời điểm tăng rất mạnh, vì vậy liên bộ Công Thương-Tài chính đã sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá (BOG) để góp phần vào mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong bối cảnh khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và đang triển khai các gói phục hồi kinh tế.

Ngoài ra, trong công tác điều hành cũng phải tính tới công tác tạo nguồn. Đơn cử, có những thời điểm xăng E5 hoặc xăng RON 95 trên thế giới khan hiếm, nguồn cung trong nước khan hiếm thì cơ quan chức năng cũng phải có cách điều hành linh hoạt, nhằm tạo nguồn tốt hơn.

Hoặc có những thời điểm dầu diesel lên cao quá, trong khi chúng ta cần phải hỗ trợ cho sản xuất, liên bộ cũng phải tính toán sử dụng Quỹ bình ổn giá để mặt hàng này có mức tăng vừa phải.

Một điểm nữa trong điều hành giá xăng dầu cũng phải tính tới, đó là đảm bảo tạo mức chênh lệch giá đủ hấp dẫn để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học. Đây cũng là một trong những giải pháp để đa dạng nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong lúc nhiên liệu hóa thạch đang khan hiếm đồng thời khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiết kiệm, sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả…

Cũng theo chia sẻ của Vụ trưởng Trần Duy Đông, dự báo nguồn cung vẫn có những khó khăn, do vậy giải pháp quan trọng là bám sát tình hình đồng thời theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp về tiến độ nhập khẩu để đảm bảo nguồn theo chỉ đạo chung của Chính phủ.

Bộ Công Thương đã lên kịch bản của cả năm cũng như kịch bản của từng quý, hằng tháng, liên tục rà soát lại các nguồn từ trong nước và nguồn nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu cao nhất là đủ xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận