Mùng ba Tết thầy - Nét đẹp không ngừng chảy trong đời sống tinh thần Việt

“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” là câu nói quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, Xuân về. Theo nhiều người, “Tết thầy” ngày nay đã có nhiều thay đổi, có vẻ như đã bị thương mại hóa. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cá biệt.
Bí quyết giúp người cao tuổi đón Tết vui khỏe. (Nguồn: VOV)
Trong dịp Tết Nguyên đán, công lao sinh thành của cha mẹ, tâm sức dưỡng dục của thầy cô luôn được các thế hệ sau khắc ghi, phát huy và gìn giữ. (Nguồn: VOV)

Câu nói trên gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta như nhắc nhở về một giá trị truyền thống tốt đẹp trong dịpTết của mỗi người dân Việt Nam.

Khắc ghi công lao sinh thành của cha mẹ, tâm sức dưỡng dục của thầy cô

Từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán được coi là “Tết cả” và quan trọng nhất trong năm. Trong dịp lễ này, công lao sinh thành của cha mẹ, tâm sức dưỡng dục của thầy cô luôn được các thế hệ sau khắc ghi, phát huy và gìn giữ. Vì vậy, không biết từ bao giờ, trong dân gian đã có câu nói như một lịch trình để mọi người thực hiện thăm hỏi nhau trong ba ngày Tết đầu năm. Đó là “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”.

Theo quan niệm của người Việt, "cha" là đại diện của "họ hàng bên nội". Do đó, "mùng một Tết cha" có nghĩa là sáng ngày mùng một Tết, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung ở bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính.

Ngày mùng hai Tết, sẽ "khởi hành" sang thăm hỏi và chúc Tết bên nhà ngoại. Các nghi thức "Tết mẹ" cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội. Con cháu chúc Tết ông bà và nhận mừng tuổi may mắn đầu năm.

Và sau đó mùng ba là Tết thầy, là ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, là những người đã lái đò đưa mình đến bến bờ của tri thức và sự thành công.

Thầy ở đây cũng không bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề như nghề mộc, nghề may, nghề bốc thuốc..., thầy dạy các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, múa...

Vào ngày này, các trò dù ở độ tuổi nào, địa vị ra sao, đều cố gắng tụ tập ở nhà trưởng tràng, cùng các bạn đồng môn tới thăm hỏi và chúc Tết thầy cô cùng gia đình. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Lễ vật mang theo để dâng kính thầy cô khi xưa không nặng về vật chất. Không phân biệt chức vụ, vị trí xã hội, lũ học trò cứ tự phục vụ bánh kẹo, rồi ngồi quây quần tâm sự, nghe thầy cô hỏi chuyện và thông báo cho thầy cô về công việc, gia đình năm qua cũng như những dự định sắp tới…

Mùng ba Tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò như vậy và nó đã trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa...

Mùng ba Tết thầy - Nét đẹp không ngừng chảy trong đời sống tinh thần Việt

Lưu giữ nét đẹp “Tết thầy''

Vào ngày mùng ba Tết, đa số học trò đến “Tết thầy” vẫn với cả tấm lòng, ý nghĩ tốt đẹp, trân trọng và biết ơn. Với tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người Việt luôn quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) và người Việt cũng thường nhắc nhau “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong cuộc đời mỗi con người.

Nhưng ở thời hiện đại “Tết thầy” cũng trở nên “đặc biệt” hơn. “Đặc biệt” là thay vì trực tiếp đến chúc Tết thầy, cô giáo, học sinh có thể gửi lời chúc thầy cô qua điện thoại hay qua Facebook.

Các thầy, cô giáo dù xưa hay nay vẫn vậy, món quà không tỷ lệ thuận với tấm lòng của học trò đối với thầy cô, dù theo thời gian hình thức Tết thầy đã có nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa trò đến thăm thầy với gói trà, lạng mứt... thì ngày nay món quà Tết thầy đã phong phú và đa dạng hơn, song bản chất tốt đẹp của việc Tết thầy vẫn không thay đổi vì luôn thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự biết ơn của trò đối với thầy, cô giáo. Theo đó truyền thống đạo lý đẹp “Tết thầy” sẽ mãi là dòng chảy không ngừng trong đời sống tinh thần của người Việt.

theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kiểm soát hàng giả trên không gian mạng: lực lượng QLTT "siết chặt vòng vây"

Kiểm soát hàng giả trên không gian mạng: lực lượng QLTT "siết chặt vòng vây"

Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục rà soát, siết chặt kiểm soát hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử.
Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Chống hàng giả trên thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trong thời gian tới.
Liên tục phát hiện, thu giữ lượng lớn thuốc lá lậu

Liên tục phát hiện, thu giữ lượng lớn thuốc lá lậu

Bất chấp công tác phòng, chống buôn lậu của các lực lượng chức năng, thuốc lá điếu vẫn là một trong những mặt hàng được buôn lậu nhiều nhất do mức siêu lợi nhuận và việc vận chuyển dễ dàng.
Phú Yên: Tạm giữ hơn 4.000 chai bia Heniken, BeerLao không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Phú Yên: Tạm giữ hơn 4.000 chai bia Heniken, BeerLao không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Phú Yên phối hợp cùng với Công an tỉnh kiểm tra phát hiện bia chai các loại do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong trường học

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong trường học

Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng và ngăn ngừa sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Trung Quốc rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12-14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Lý Cường

Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Chiều 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan và Lễ chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN từ Lào sang Malaysia.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận