Nâng cao nội lực kinh tế đất nước, thích ứng với bối cảnh mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất, trong hệ thống các giải pháp của năm 2021 và năm 2022, cùng các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội nêu trong báo cáo của Chính phủ cần bổ sung ngay giải pháp làm sao nâng được nội lực kinh tế đất nước.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV, sáng 21/10, Thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhiều đại biểu đã thẳng thắn đóng góp những ý kiến để làm rõ các báo cáo của Chính phủ qua đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thảo luận tại Tổ 3 về kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao các báo cáo của Chính phủ. Bộ trưởng trưởng nhấn mạnh, có được kết quả nêu trong báo cáo trong khi tại thời điểm dịch chưa chấm dứt, vẫn còn đe dọa một số địa phương, đây được coi là nỗ lực lớn, đó là thành quả chung của hệ thống thống chính trị.

Bộ trưởng cho biết, trong nhiệm vụ giải pháp những tháng còn lại của năm 2021, báo cáo đã đề cập nhiều đến thiệt hại nặng nề về kinh tế xã hội, nhưng qua đại dịch chúng ta nhìn rõ hơn thực lực của nền kinh tế của đất nước và khả năng thích ứng cũng như năng lực thực tế của hệ thống chính trị nhất là cấp cơ sở.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất, thời gian tới, trong hệ thống các giải pháp của năm 2021 và năm 2022, cùng các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội nêu trong báo cáo của Chính phủ cần bổ sung ngay giải pháp làm sao nâng được nội lực kinh tế đất nước. Qua đợt dịch Covid-19 mới thấy năng lực thực tế của kinh tế và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Nâng cao nội lực kinh tế đất nước, thích ứng với bối cảnh mới
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất, cần bổ sung ngay giải pháp làm sao nâng được nội lực kinh tế đất nước

Người đứng đầu ngành Công Thương nhìn nhận, lĩnh vực thành công năm nay là xuất khẩu, mặc dù trong bối cảnh khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng 18,8% tính đến thời điểm này. Nhưng khu vực doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu còn rất nhỏ chỉ chiếm trên dưới ¼, cón ¾ là do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, ngành chế biến chế tạo đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu, nhưng lại nằm ở khu vực FDI.

Bộ trưởng Công Thương cho rằng, cơ hội của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký mang đến nhiều lợi ích, nhưng, để được hưởng các lợi ích này, vẫn còn một khoảng cách nhất định. Theo đó các giải pháp phục hồi kinh tế vẫn phải tập trung để nâng nội lực kinh tế đất nước và khả năng của các doanh nghiệp Việt.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, chúng ta đã đặt ra mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập của đất nước từ rất sớm và cũng có nhiều nỗ lực. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận đến thời điểm này công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vẫn còn khó khăn. Các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hóa chất, chế tọa, chế biến, điện tử… phát triển chưa được như kỳ vọng. Để phát triển những lĩnh vực này cần có hệ thống cơ chế chính sách dài hạn.

Liên quan đến vấn đề năng lượng, Bộ trưởng cho biết, hiện nay cả thế giới đang điêu đứng về năng lượng: Trung quốc, Mỹ, châu Âu, bởi nhiều nguyên nhân do tổng cầu tăng sau Covid-19 và do tổng cung nguyên liệu sơ cấp nhất là nguyên liệu hóa thạch cũng giảm...

Không chỉ vậy, thời gian gần đây, Mỹ đang đứng đầu kêu gọi chiến dịch trung hòa cacbon đến năm 2050, tại thời điểm này họ đã đóng cửa khai thác nguyên liệu hóa thạch vì thế dự báo giá năng lượng cao và khả năng dự báo khủng hoang năng lượng cửa cả thế giới sẽ diễn ra trong những năm tới và Việt Nam không tránh khỏi.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã được giao tham mưu để rà soát Quy hoạch điện VIII và hiện nay việc rà soát đã cơ bản hoàn thành. Bộ đã lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan và đã trình Chính phủ. Theo đó, quy hoạch mới đã có dự báo tương đối sát với tổng cầu của Việt Nam giai đoạn 2030 - 2045, đồng thời đã bước đầu rà soát cân chỉnh để cân đối các nguồn điện, kể cả cân đối nguồn điện truyền thống, nguồn năng lượng mới, cân đối vùng miền, cân đối giữa nguồn và hệ thống truyền tải.

Quan trọng là cơ chế điều hành như thế nào. Bộ Công Thương đề xuất cơ chế điều hành khắt khe trong Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, hàng năm giao cho Bộ Công Thương được quyền 6 tháng một lần rà soát, nếu dự án mà không thực hiện theo tiến độ thì có hình thức phạt theo cam kết. Đặc biệt, sau 18 tháng không thực hiện được thì cấp có thẩm quyền thu hồi dự án.

“Với cơ chế điều hành rất khắt khe quyết liệt như vậy, hy vọng việc cung ứng điện năng cho đất nước có thể giải quyết được”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm tại buổi thảo luận.

Nâng cao nội lực kinh tế đất nước, thích ứng với bối cảnh mới
Thảo luận của Tổ 3 về kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và ngân sách nhà nước

Cũng trong buổi Thảo luận của Tổ 3 về kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và ngân sách nhà nước, các đại biểu quan tâm đến chiến lược phòng chống dịch bệnh và chương trình phục hồi kinh tế.

Các đại biểu đề nghị cần phải chủ trọng đánh giá kỹ hơn một số mặt về nhắn thức, bên cạnh coi Covid-19 là thách thức, khó khăn nhưng cũng là cơ hội để nhìn nhận thực trạng nền kinh tế, công tác chỉ đạo điều hành, sức chống chịu của nền kinh tế, coi đây là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số; đánh giá kỹ hơn những mặt được, tồn tại, hạn chế, vấn đề phân cấp, phân quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch; nâng cao năng lực thực hiện, kỷ luật, kỷ cương, công tác thông tin truyền thông và đánh giá tác động sâu hơn đối với lĩnh vực xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Về giải pháp mang tính chiến lược, các đại biểu nhấn mạnh phòng, chống dịch bệnh gắn liền với phát triển kinh tế và an sinh xã hội và phòng chống thiên tai; lưu ý bảo đảm đủ nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh lâu dài.

Cùng với đó cần tiếp tục chú trọng hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở sự phát triển bởi qua thực tiễn phòng, chống Covid-19 cho thấy tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nên hết sức chú trọng vấn đề này, đánh giá đúng tình hình và chủ động các phương án.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công có liên quan với Trung Quốc đã được ghi nhận thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều tổ chức chính phủ tại Đông Nam Á trong một chiến dịch do nhà nước hậu thuẫn mang tên "Crimson Palace", cho thấy sự mở rộng phạm vi hoạt động gián điệp không gian mạng của Trung Quốc.
Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Ngày 10/9/2024, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 9 với 79 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Trong đó có 7 lỗ hổng mức Nghiêm trọng và 71 lỗ hổng mức độ Cao. Ngoài ra, Microsoft cũng đã khắc phục được 4 lỗ hổng zero-day đang bị khai thác trong thực tế.
Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp.
Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận