Ngành dệt may dự kiến đạt 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2022

Trong 10 tháng năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của ngành trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại.
Ngành dệt may của Ấn Độ đối mặt với cạnh tranh từ Bangladesh và Việt Nam Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may EU ra quy định mới, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày cần lưu ý Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị tổng kết năm 2022 của Hiệp hội. Theo đó, Hội nghị tổng kết sẽ diễn ra ngày 16/12 tại TP. Hồ Chí Minh.

Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tổng kết tình hình dệt may Việt Nam và thế giới trong năm 2022, nhìn nhận đánh giá hoạt động của Hiệp hội trong năm qua, chia sẻ định hướng hoạt động trong thời gian tới cùng những giải pháp giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn, thách thức vươn tới mục tiêu phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ của hội nghị tổng kết, ngày 15/12, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Liên đoàn Dệt may Đông Nam Á (AFTEX); tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng dệt may để phát triển bền vững".

Ngành dệt may dự kiến đạt 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2022
10 tháng năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của ngành trong phát triển thị trường

Chia sẻ tại họp báo ngày 18/11, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, 10 tháng năm 2022, toàn ngành dệt may xuất khẩu được gần 38 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021.

“Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của ngành dệt may Việt Nam trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại”, ông Vũ Đức Giang thông tin.

Theo VITAS, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này cùng những yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu…

Trước những khó khăn đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2021. Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là thị trường tiêu thụ dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp dệt may Việt chú trọng xây dựng thương hiệu và khai thác thị trường này.

Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã có 10 thương hiệu đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, bao gồm: Sản phẩm thời trang Viettien (Tổng Công ty May Việt Tiến), thương hiệu Merriman (Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ), thương hiệu Mattana & Novelty (Tổng Công ty May Nhà Bè), Trang phục An Phước (Cty TNHH May thêu giày An Phước), May10 Series, May10 Suits & Eternity GrusZ (Tổng Công ty May 10), Thời trang Thái Tuấn (Công ty CP Tập đoàn Thái Tuấn), khăn bông Mollis (Tổng Công ty CP Phong Phú).

Mục tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 20 thương hiệu thời trang không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Để đạt được mục tiêu đề ra và thực hiện khẩu hiệu “Vượt qua thách thức - Phát triển bền vững - Hướng tới tương lai”, VITAS sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, lấy lợi ích của doanh nghiệp dệt may làm trọng tâm.

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cho rằng, ngành dệt may Việt Nam đã vượt khó và đạt được sự tăng trưởng tốt là nhờ vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi chủ động hóa trong việc phát triển mẫu, quản trị số và thúc đẩy giải pháp tự chủ về chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

“Tay nghề của người lao động tương đối tốt, chất lượng sản phẩm tương đối ổn định và chúng ta tuân thủ “luật chơi” với các nhà nhập khẩu, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số cũng như các giải pháp công nghệ để thúc đẩy phát triển bền vững; ngành dệt may đã đa dạng mặt hàng. Ngoài sản phẩm may mặc, chúng ta đã xuất khẩu vải được hơn 2 tỷ USD, tơ sợi hơn 4 tỷ USD và xuất khẩu phụ liệu may hơn 1 tỷ USD”, ông Giang nói.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu vải thiều

Sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu vải thiều

Công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu quả vải hiện đã chuẩn bị xong. Riêng với thị trường Trung Quốc, công tác hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp các yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu vải thiều đang diễn ra rất thuận lợi...
Giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng trong nước

Giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng trong nước

Khi thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm, sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từ đó tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đóng góp cho phát triển khu vực dịch vụ.
Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Nhà xuất bản Công Thương

Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Nhà xuất bản Công Thương

Sáng 17/5, Nhà xuất bản Công Thương đã tổ chức Hội nghị Công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về công tác cán bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 13/5/2023 bổ nhiệm lại ông Đặng Hoàng An giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Việt Nam - Lào: Giữ vững mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương

Việt Nam - Lào: Giữ vững mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương

Tính đến hết tháng 3/2023, kim ngạch thương mại hai nước đạt 425,8 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tín hiệu tích cực để hai nước giữ vững mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương (10-15%) trong giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản có tín hiệu tích cực

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản có tín hiệu tích cực

Quý I/2023, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 43 thị trường, so với 47 thị trường của cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc là 3 thị trường nhập khẩu mực lớn nhất của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước;  Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương,  các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước; Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương, các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023