Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may

Mặc dù, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may 7 tháng năm 2022 khá thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may vẫn chủ yếu nhập khẩu.

EU ra quy định mới, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày cần lưu ý Ngành công nghiệp dệt may và da giày cần điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đầy tham vọng của EU Nhãn sinh thái Bắc Âu và những yêu cầu mới đối với sản phẩm dệt may

Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng năm nay khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn vào CPTPP và EU như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho rằng, quy tắc xuất xứ từ sợi, vải trở đi là khâu yếu của dệt may Việt Nam, khi Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may xuất khẩu.

Mặc dù hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động tìm nhiều giải pháp để phục hồi và khôi phục sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng. Qua thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp cũng đã thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới, ngoài việc đa dạng hóa dòng hàng, thì còn đa dạng hóa thị trường cũng như thích ứng với nền tảng cơ chế thanh toán theo bối cảnh mới, khác hoàn toàn cách mua bán truyền thống trước đây.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn cao. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 7 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may ước đạt 15,48 tỷ USD, tăng 7,9%. Trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải chi hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu - bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày… chủ yếu nguyên phụ liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc. Đáng chú ý, giá nguyên phụ liệu dệt may đang tăng nhanh do giá dầu thô, giá xăng dầu biến động; chi phí vận tải cao…

Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may

Theo một số chuyên gia, sở dĩ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may vẫn còn đang gặp khó khăn do một số địa phương chưa mặn mà với việc phát triển các dự án dệt, nhuộm, do lo ngại gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc đầu tư, phát triển cho việc sản xuất nguyên phụ liệu rất lớn, đòi hỏi công nghệ và vốn lớn, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực.

Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối FTA thì mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi, hình thành nên chuỗi giá trị trong nước. Đây cũng vừa là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần nỗ lực hơn nữa và có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung; có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cần bảo đảm các vấn đề sau: các khu công nghiệp tập trung sản xuất nguyên phụ liệu phải có đường giao thông thuận lợi, đồng thời gắn với hệ thống cảng biển; tạo liên kết chuỗi trong dệt nhuộm gắn với các nhà máy may trong khu vực, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm; cần có cơ chế về tài chính, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Trong chính sách, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành cũng cần phân rõ các vùng, địa phương trọng tâm trong quy hoạch các khu công nghiệp, các nhà máy xử lý nước thải để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phần cung thiếu hụt…

Để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng một số khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường...

Năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Sau tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời, tìm cách thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới như đa dạng hóa dòng hàng, thị trường; ứng dụng cơ chế thanh toán mới khác cách mua bán truyền thống trước đây.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than tại Việt Nam về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050

Đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than tại Việt Nam về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050

Đó là chủ đề của Hội thảo do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Viện năng lượng Việt Nam (IOE) tổ chức ngày 28/3.
36.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong Quý I

36.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong Quý I

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Quý I, cả nước có hơn 36.200 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178,04 tỷ USD trong Quý I/2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178,04 tỷ USD trong Quý I/2024

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong Quý I/2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương vừa có Công văn số 2034/BCT-ĐTĐL ngày 28/3/2024 về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định như vậy tại buổi tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China); ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam và lãnh đạo công ty Corio Generation, thuộc Tập đoàn Macquarie hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển điện gió ngoài khơi chiều 28/3/2024.
Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Italia

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Italia

Ngày 28/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và bà Regina Corradini D’ Airenzo - tổng giám đốc SIMEST, cơ quan thúc đẩy đầu tư nước ngoài của các công ty Italia và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án đầu tư.
Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h hôm nay (28/3).
Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh- Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình