Ngày chiến thắng Phát xít Đức 9/5

Ngày 9/5/1945 (giờ Moskva), Đức quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện quân đội Liên Xô và quân Đồng minh, đánh dấu Chiến tranh Thế giới thứ hai chấm dứt tại châu Âu.

Ngày Chiến thắng 9/5 trở thành một mốc son sáng ngời trong lịch sử thế giới, là ngày chiến thắng chung của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là nhân dân và Hồng quân Liên Xô, đập tan chủ nghĩa phát-xít, giành lại hòa bình cho nhân loại.

Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu vào ngày 22/6/1941 và vào ngày 8/5/1945, văn kiện cuối cùng về sự đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã và các lực lượng vũ trang của chế độ này đã được ký kết tại Berlin.

Trong suốt bốn năm của cuộc chiến, hơn 26 triệu công dân Liên Xô đã không trở về nhà, con số này không chỉ bao gồm những người lính hy sinh trên chiến trường, mà còn cả thiệt hại đối với dân thường.

Nhiều người thắc mắc tại sao ở Nga Ngày Chiến thắng lại được tổ chức vào ngày 9/5, trong khi ở nhiều quốc gia khác cũng tổ chức sự kiện này vào ngày 8/5.

Đã có nhiều suy diễn khác nhau liên quan đến vấn đề này, nhưng câu trả lời đúng nhất đó là do chênh lệch về múi giờ. Về mặt chính thức, tài liệu đầu hàng của Đức Quốc xã được ký vào lúc 23h01 ngày 8/5 theo giờ địa phương, nhưng tin chiến thắng đến Moskva thì thời điểm đó đã bước sang ngày 9/5.

Sau đó, thông cáo về chiến thắng của quân đội Liên Xô trước Đức Quốc xã đã được phát thanh viên nổi tiếng của Đài phát thanh toàn Liên Xô Yuri Levitan đọc trên làn sóng điện: “Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại do nhân dân Liên Xô tiến hành chống lại quân xâm lược Đức Quốc xã đã kết thúc thắng lợi, nước Đức hoàn toàn bị đánh bại.”

Điều đáng chú ý là vào Ngày Chiến thắng đầu tiên không có cuộc diễu hành hoành tráng như ngày nay, cũng không có dải băng Thánh George, không có hoa cẩm chướng, không có Trung đoàn Bất tử.

Ngày hôm đó, tất cả người dân ra khỏi nhà của họ, chào đón nhận những vị khách, sắp xếp các bữa tiệc với những bài hát và điệu múa, và tất nhiên, tiếp tục chờ đợi sự trở về của những người lính sống sót từ mặt trận. Điểm nhấn của lễ kỷ niệm kết thúc bằng màn bắn pháo hoa hoành tráng ở Moskva.

Chiến thắng phát xít - giành hòa bình cho nhân loại

Ngày 9/5/1945, Đức quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện quân đội Liên Xô và quân Đồng minh, tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày Chiến thắng 9/5 trở thành mốc son sáng ngời trong lịch sử thế giới, là ngày chiến thắng chung của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là Nhân dân và Hồng quân Liên Xô, đập tan chủ nghĩa phát-xít, giành lại hòa bình cho nhân loại.

Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở trận tấn công vào thủ đô Berlin - sào huyệt cuối cùng của phát-xít Đức (Ảnh sưu tầm)

Sau khi đánh chiếm hàng loạt nước châu Âu, phát xít Đức tập trung lực lượng lớn tiến công Liên Xô, mở ra cuộc chiến tranh Xô - Đức (1941-1945) với những đòn tấn công khốc liệt và chớp nhoáng, song đã nhận lại sự chống trả quyết liệt của quân và dân Liên Xô.

Chiều 30/4/1945, lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã tung bay trên nóc Nhà Quốc hội Đức (Ảnh sưu tầm)

Sau khi chuyển từ phòng ngự sang chiến lược phản công, Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, giải phóng Tổ quốc và nhiều quốc gia trong khu vực. Đúng 0h43 ngày 9/5/1945 (theo giờ Mátxcơva), đại diện Đức quốc xã đã phải ký biên bản xác nhận đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và các nước Đồng minh.

Đúng 22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (tức 0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), đại diện Đức quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước Đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu (Ảnh sưu tầm)

Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên toàn thế giới đã tạo nên bức tượng đài anh hùng chói sáng của nhân loại.

Ở thời kỳ đó, đã có tới 27 triệu chiến sĩ Hồng quân và người dân Liên Xô ngã xuống để tạo nên hòa bình, tạo nên chiến tích vẻ vang cho nước Nga và cho cả nhân loại. Chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ là “kẻ thù chung” của cả thế giới, đe dọa sự an nguy, thậm chí là sự sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, chiến thắng của Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình còn là động lực quan trọng thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên giành lại độc lập, tự do chính đáng của mình.

Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 hằng năm là dịp để toàn thế giới nhìn lại cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử, để tôn vinh sự chiến đấu dũng cảm và hy sinh to lớn của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là nhân dân và Hồng quân Liên Xô, đập tan chủ nghĩa phát-xít, giành lại hòa bình cho nhân loại. (Ảnh sưu tầm Hồng quân Liên Xô mừng chiến thắng phát xít)

Từ đây, các dân tộc bị áp bức đã vùng lên mạnh mẽ giành độc lập, tự do và quyền tự quyết định vận mệnh của mình, làm lung lay, sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong đó, Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một chặng đường lịch sử mới đầy tự hào và vẻ vang.

79 năm đã qua đi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II và Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Nhân dân Xô Viết, nhưng những bài học về cuộc chiến chống phát xít thì vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa thiết thực đối với thế giới đương đại và sẽ luôn được mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới bảo vệ và mãi trường tồn.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận