"Phá băng" tâm lý e dè trong du lịch
Du lịch Việt chính thức "mở cửa" QLTT Bình Định: Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các vi phạm dịp cuối năm Hà Nội lên phương án khởi động phục hồi du lịch |
Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định cho biết: Với mong muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là điểm đến không thể thiếu của du lịch Nam Trung bộ, trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá và thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư phát triển du lịch; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách và dần khẳng định thương hiệu Bình Định là điểm đến an toàn - trải nghiệm hấp dẫn.
Bình Định điểm đến không thể thiếu của du lịch Nam Trung bộ |
“Để thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, Sở Du lịch Bình Định ban hành kế hoạch phục hồi các hoạt động du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2022 du khách đến Bình Định đạt 70%, cuối năm 2023 đạt 100% so với lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Định vào năm 2019 trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thiên tai”, ông Trần Văn Thanh cho biết.
Tháp đôi - điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Bình Định |
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: Trong thời gian qua, các chuyến bay kết nối Hà Nội – Bình Định đã được triển khai, nhưng tâm lý khách đi du lịch còn e dè. Do đó, doanh nghiệp du lịch và đơn vị quản lý du lịch cần “phá băng” tâm lý e dè này. Để làm được việc đó, ngành du lịch Bình Định cập nhật thường xuyên danh sách điểm đến an toàn, tuyến du lịch an toàn.
“Để thu hút khách đến Bình Định, sau hội nghị, hai sở du lịch và các doanh nghiệp có thể triển khai các đoàn famtrip để có thể giới thiệu sản phẩm du lịch cụ thể với 4 tiêu chí: Khách an toàn – điểm đến an toàn – doanh nghiệp an toàn – lộ trình an toàn. Đồng thời, cả 2 sở đẩy mạnh quảng bá, truyền thông”, bà Đặng Hương Giang cho biết.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phát động chương trình du lịch nội địa an toàn, linh hoạt. Mục đích của chương trình là phục hồi hoạt động du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa, đồng thời giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn. Do đó, giai đoạn này, các đơn vị du lịch đẩy mạnh truyền thông để biết đến điểm đến an toàn; các doanh nghiệp tái cơ cấu để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của khách.