Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Giáp Thìn 2024
Để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, đêm 30 Tết, tất cả 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội tiến hành bắn pháo hoa với 32 điểm. Trong đó, 9 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 23 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.
Pháo hoa rực trời Hà Nội |
Trước đó, 23h30’ ngày 09/02/2024 (tức đêm giao thừa 30/12 Tết Giáp Thìn) tổ chức "Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” tại khu vực ngã ba Văn Cao, quận Tây Hồ, Hà Nội bằng 2.024 drone.
Hình ảnh Thăng Long - rồng bay lên gợi tả khí thế mạnh mẽ vươn lên của kinh đô Đại Việt, thể hiện khát vọng hòa bình, đời sống hạnh phúc, tự do của dân tộc Việt Nam… Chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn rồng tiên và mơ ước mưa thuận gió hòa, an cư, lạc nghiệp, con người và vạn vật đẹp đẽ, tốt tươi.
Khuê Văn Các là công trình kiến trúc đặc sắc nằm trong quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, nơi tôn vinh các tài năng trí thức của dân tộc với ý niệm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo ra lớp lớp hiền tài cho đất nước.
Đúng 00h00 điểm bắn pháo hoa tầm cao chào đón Tết Nguyên đán 2024 khu vực nóc hầm Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) được bắn lên bầu trời Thành phố, những hình dáng đẹp mắt, màu sắc rực rỡ của màn pháo năm nay khiến cho người dân TP.HCM mãn nhãn.
Màn pháo hoa mãn nhãn kết thúc lúc 00h15’ với từng đợt pháo được sắp xếp, theo các mô hình khác nhau tạo nên sự riêng biệt của TP.HCM.
Năm nay, TPHCM tổ chức bắn pháo hoa tại 8 điểm. Trong đó, 2 điểm tầm cao ở Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) và Bến Dược (Củ Chi) và 6 điểm tầm thấp tại Đền Tưởng niệm di tích Bến Nọc (TP Thủ Đức), Đầm Sen (Quận 11), Quảng trường Rừng Sác (Cần Giờ), Khu di tích Láng Le Bàu Cò (Bình Chánh), Công viên Văn hóa (Gò Vấp), Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng (Hóc Môn).