Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Dự thảo đề xuất vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:

a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;

b) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;

c) Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;

d) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;

đ) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;

e) Vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;

Phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng

g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;

h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;

i) Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

k) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

l) Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;

m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;

n) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;

o) Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền;

p) Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ;

q) Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp bị phạt tới 500 triệu đồng

Điều 7 dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này.

Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.

Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Vi phạm quy định về mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu bị phạt tới 150 triệu đồng

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới áp dụng từ 01/01/2025

Quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới áp dụng từ 01/01/2025

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành.
Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân một số khoản thu nhập trong một số lĩnh vực ưu tiên

Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân một số khoản thu nhập trong một số lĩnh vực ưu tiên

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thu nhập được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, môi trường, khoa học và công nghệ, an sinh xã hội...
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có khuyến cáo gì để người dân nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên?
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận