Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá đất nước, con người Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 21/TB-VPCP ngày 18/1/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”.

Thông báo kết luận nêu rõ, văn hóa Việt Nam là kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, con người Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Ảnh minh hoạ

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, gồm: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16 tháng 7 năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng...

Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, thể hiện qua tỷ lệ đóng góp vào GDP, số lượng cơ sở kinh tế và lực lượng lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, mạng lưới liên kết, kết nối các trung tâm văn hóa, không gian sáng tạo.

Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước; vẫn phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn, thách thức, điển hình là: Chưa quy định rõ vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm, quyền hạn trong một số lĩnh vực, cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách chưa theo kịp thực tiễn, tổ chức thực hiện ở một số ngành, lĩnh vực chưa hiệu quả; nội dung, hình thức sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế, chưa xác định được sản phẩm, dịch vụ trọng tâm, chủ lực.

Phát triển công nghiệp văn hóa phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới, phát triển công nghiệp văn hóa phải dựa trên các quan điểm cơ bản sau: Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, bản sắc, thống nhất trong đa dạng và dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; phát triển có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, xu thế của thời đại; gắn liền với quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đáp ứng được các yếu tố "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Lành mạnh - Cạnh tranh - Bền vững" trên nền tảng "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng"; từng bước tạo dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; lựa chọn và triển khai một số chính sách có tính chất đột phá; cần "Tư duy sắc bén, hành động sắc sảo, lựa chọn tinh hoa để đột phá phát triển" các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trong giai đoạn tới, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, quyết liệt, kiên trì, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách có tính chất đột phá nhằm chuyển hóa tài nguyên văn hóa "tiềm năng" thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng cạnh tranh cao.

Các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa; chủ động, tập trung, phối hợp chặt chẽ, khuyến khích mọi sự tìm tòi, sáng tạo, tôn trọng tự do sáng tạo; chú trọng những ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế (như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí v.v…) để đến năm 2030 giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cao vào GDP.

Xây dựng, triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trước mắt xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó tập trung định hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và giải pháp thực hiện, bảo đảm sát tình hình, khả thi; giao trách nhiệm, nhiệm vụ đầy đủ, cụ thể, phù hợp cho các bộ, ngành, địa phương, các đề nghị cụ thể đối với các tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia, nhân lực sáng tạo trong nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là về cơ chế, chính sách, các nội dung, hoạt động cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, việc tăng cường liên kết, kết nối, hình thành mạng lưới không gian sáng tạo; hồ sơ đầy đủ của dự thảo Chỉ thị nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 2024.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động lựa chọn, xác định việc xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam hoặc xây dựng các đề án, kế hoạch cụ thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế của Việt Nam cho giai đoạn tới, khẩn trương trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan, các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị nêu trên; chủ trì hoặc phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan và xây dựng, triển khai các nội dung, hoạt động cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; lưu ý trách nhiệm của các Bộ trong chủ trì, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cụ thể thuộc phạm vi, chức năng quản lý, việc xây dựng gói tín dụng ưu đãi phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các vấn đề quan trọng, công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các vấn đề quan trọng, công tác nhân sự

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng 7-10, trong đó có xem xét công tác nhân sự và các nội dung thuộc thẩm quyền.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 về việc đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Triệt xóa nhóm đối tượng rửa tiền, lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Triệt xóa nhóm đối tượng rửa tiền, lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Dùng những lời chào mời, hứa hẹn lợi nhuận cao, đầu tư dễ dàng, tạo lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền người đầu tư qua sàn tiền ảo, sau đó “làm sạch” số tiền để sử dụng. Nhóm đối tượng phạm tội này vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đấu tranh, triệt phá.
Liên tiếp xảy ra 3 trận động đất tại Kon Tum, có trận 4,1 độ

Liên tiếp xảy ra 3 trận động đất tại Kon Tum, có trận 4,1 độ

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) vừa phát đi thông báo động đất. Theo đó, vào lúc 17h06'44'', tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, một trận động đất có độ lớn 4,1 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.895 độ vĩ Bắc, 108.191 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km.
Bộ Công an thông tin về tiến độ, kết quả điều tra các vụ án được dư luận quan tâm

Bộ Công an thông tin về tiến độ, kết quả điều tra các vụ án được dư luận quan tâm

Chiều ngày 4/10/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác công an quý III năm 2024 của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã thông tin đến báo chí về tiến độ, kết quả điều tra 4 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, dự án Sài Gòn - Đại Ninh và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Quảng Trị: Bắt đối tượng vận chuyển gần 170kg pháo hoa nổ

Quảng Trị: Bắt đối tượng vận chuyển gần 170kg pháo hoa nổ

Ngày 2/10/2024, Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 170kg pháo hoa nổ.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 01 và 02/10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 48. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Trong thời gian gần đây, đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân về tội phạm công nghệ cao lừa đảo với thủ đoạn giả nhân viên gọi điện giao hàng sau đó chiếm đoạt tài sản, đã có nạn nhân mất hàng chục triều đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận