Phát triển ngành logistics không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, phát triển ngành logistic nói chung và nhân lực ngành logistic nói riêng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương mà cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021: Ưu tiên phát triển nhân lực và tập đoàn logistics Chi phí logistics tăng, hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ mất thị trường chính

Trong Diễn đàn Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ 9 với chủ đề “Phát triển nhân lực logistics”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, logistics là ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam đứng thứ 39 trên 160 quốc gia và đứng thứ 3 trong ASEAN, tăng 25 bậc so với năm 2016.

Nghiên cứu năm 2021 của Bộ Công Thương cũng cho thấy, chỉ số năng lực hoạt động logistics có tăng, đạt 3,34 điểm so với 3,27 điểm năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong top 10 Chỉ số Logistics thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt khoảng 14-16%/năm.

Phát triển ngành logistics không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, phát triển ngành logistic nói chung và nhân lực ngành logistic nói riêng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương

Tuy nhiên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thẳng thắn nhìn nhận, dưới tác động của dịch Covid-19, những điểm yếu cố hữu của ngành logistics Việt Nam tiếp tục bộc lộ rõ hơn như chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn ở mức cao, ước chiếm hơn 20% GDP, cao hơn nhiều so với chi phí logistics trung bình trên thế giới ở mức 11-12% GDP.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu, chưa hình hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển; quá trình chuyển đổi số trong ngành logistic còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics còn yếu và thiếu, mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường, chưa theo kịp sự phát triển của logistics thế giới. Ngoài ra, sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như trạng thái tâm lý của nhân lực logistics Việt Nam để sẵn sàng đón nhận làn sóng di chuyển lao động giữa các nước ASEAN cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn chưa cao.

“Bối cảnh và thực trạng trên đặt ra yêu cầu đối với ngành logistics vừa phải có các giải pháp duy trì sức chống chịu bền bỉ, đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ vừa phải có tư duy, tầm nhìn, giải pháp đặc biệt, định hình các hướng đi mới để bắt kịp với thế giới, tạo ra những bước đột phá thúc đẩy phục hồi kinh tế”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhận định.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, phát triển ngành logistic nói chung và nhân lực ngành logistic nói riêng không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương mà cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển ngành logistics không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Công Thương
Ngay tại Diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy ngành logistics phát triển

Để ngành dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp với xu thế của quốc tế, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Công Thương và các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội cần triển khai thực hiện. Cụ thể:

Một là, đề nghị các ngành cần trọng tâm nâng cấp và phát triển hạ tầng logistic, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về dịch vụ logictics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics... tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logictics.

Tiếp tục kiên trì các giải pháp giảm chi phí logistics thông qua việc xử lý các điểm nghẽn của chuỗi cung ứng như năng suất các cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh các phương thức vận tải hàng hóa chi phí thấp.

Tập trung thực hiện tái cấu trúc dịch vụ logistics, trong đó thúc đẩy sự phát triển các loại hình logistics trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường logistics của Việt Nam để nắm bắt cơ hội từ các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19.

Hai là, Bộ Công Thương cần đẩy nhanh tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành Chiến lược phát triển dịch vụ logistic Việt Nam để không bỏ lỡ các cơ hội phát triển, nhất là trong bối cảnh các nước đang phục hồi mạnh mẽ sau khi chuyển sang trạng thái bình thường mới hiện nay. Cần sớm nghiên cứu, tham mưu kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về logicstics để phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả của cơ chế liên ngành, phối hợp từ Trung ương đến địa phương, kịp thời tái cơ cấu chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics quốc tế và trong nước nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Ba là, cần tận dụng và khác thác có hiệu quả quá trình chuyển đổi số để phát triển ngành logistics trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó có ngành logistics.

“Đây sẽ là nền tảng quan trọng và là động lực thúc đẩy thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh ngành logistics và là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khó khăn, thách thức hiện nay”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đặc biệt lưu ý.

Bốn là, cần đặc biệt chú trọng và phát huy tối đa nguồn lực con người với vai trò là trung tâm, chủ thể cho phát triển ngành logistics bền vững. Có giải pháp chú trọng và phát triển nguồn nhân lực logistics cả về chất và lượng, phù hợp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế.

Năm là, cần chú trọng thúc đẩy liên kết và mở rộng hợp tác quốc tế có hiệu quả trong phát triển dịch vụ logictic và đào tạo nhân lực logistic. Tiếp tục mở rộng kết nối hạ tầng logistic với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác có quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với Việt Nam. Tăng cường hợp tác công - tư trong xây dựng và phát triển các trung tâm logistic tại nước ngoài, nhất là tại các thị trường đối tác chiến lược.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tin tưởng, sau diễn đàn, các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhận diện rõ hơn định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics nói riêng, tìm ra những động lực mới để tiếp tục phấn đấu và đạt được những bước tiến mới, góp phần đưa logistics thực sự trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Mới đây, 7 doanh nghiệp thép và tôn mạ đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng cần tìm ra giải pháp đồng bộ từ để hài hòa, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép trước thông tin Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC).
Hơn 92 % cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

Hơn 92 % cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

Tính đến ngày 24/3, toàn quốc đã có 14.727/15.981 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, ước đạt 92,2% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Mới đây, Mỹ đã nâng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Giá nguyên liệu tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gồng lỗ

Giá nguyên liệu tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gồng lỗ

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang phải gồng lỗ khi giá nguyên liệu liên tục tăng mạnh trong khi đối tác nhập khẩu không chịu điều chỉnh giá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Chiều ngày 19/3/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC, nguyên Đại sứ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam dẫn đầu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Thống kê cho thấy, trong tuần 10 năm nay, phụ tải quốc gia tiếp tục tăng cao hơn tuần trước, với sản lượng trung bình ngày là 818,9 triệu kWh. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, phụ tải quốc gia tăng khoảng 10,7% (đạt 51,8 tỷ kWh) so với cùng kỳ năm 2023 (miền Bắc tăng 9,9%, miền Nam 12,7%, miền Trung 8,7%).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình