Quốc hội ban hành nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tháng 6/2024, Quốc hội cho ý kiến và thông qua Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng

Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn các dự án, dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (tên gọi chính thức của Luật sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định khi xem xét, thông qua dự án Luật); Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng.

Cùng với đó, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) các dự án: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Quốc hội ban hành nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025

Trong năm 2024, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án: Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm); Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (điều chỉnh về công tác quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng trong cụm di tích lịch sử - văn hoá Ba Đình).

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trình Quốc hội thông qua 12 luật, 01 nghị quyết:

1. Luật Chuyển đổi giới tính;

2. Luật Công nghiệp công nghệ số;

3. Luật Điện lực (sửa đổi);

4. Luật Hóa chất (sửa đổi);

5. Luật Nhà giáo;

6. Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

7. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi);

8. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi);

9. Luật Việc làm (sửa đổi);

10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo;

12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

13. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Cũng tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật:

1. Luật Cấp, thoát nước;

2. Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;

3. Luật Dẫn độ;

4. Luật Đường sắt (sửa đổi);

5. Luật Quản lý phát triển đô thị;

6. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

7. Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi);

8. Luật Tương trợ tư pháp về dân sự;

9. Luật Tương trợ tư pháp về hình sự;

10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), trình Quốc hội thông qua 10 luật:

1. Luật Cấp, thoát nước;

2. Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;

3. Luật Dẫn độ;

4. Luật Đường sắt (sửa đổi);

5. Luật Quản lý phát triển đô thị;

6. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

7. Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi);

8. Luật Tương trợ tư pháp về dân sự;

9. Luật Tương trợ tư pháp về hình sự;

10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, các cơ quan có liên quan chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ lập pháp, lập danh mục ưu tiên các dự án cần đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ nay đến cuối nhiệm kỳ để tập trung chỉ đạo chuẩn bị, đề xuất bổ sung vào Chương trình; quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn; nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ lập pháp mới để xây dựng Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Quốc hội tổ chức thêm kỳ họp hoặc kéo dài thời gian kỳ họp thường lệ, chia kỳ họp thành các đợt để xem xét, thông qua được nhiều luật, nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không trình Quốc hội dự án không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định; tăng cường kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo để bảo đảm chất lượng, tiến độ; dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không bảo đảm thời hạn quy định.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm túc việc tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách, tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo luật phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chú trọng rà soát kỹ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những quy định thiếu thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi. Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ

Với 447/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 27/6, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ. Luật được thông qua có bố cục gồm 6 chương với 86 điều, quy định về hoạt động đường bộ và quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình hành động của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/6/2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

Một số quy định về giấy thông hành vừa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến 31/1/2025

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến 31/1/2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đề xuất tăng lương hưu 15%, cao nhất từ trước đến nay

Đề xuất tăng lương hưu 15%, cao nhất từ trước đến nay

Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua, mức tăng lương hưu sẽ cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.
Chợ, siêu thị không đặt cân đối chứng có thể bị phạt 10 triệu đồng

Chợ, siêu thị không đặt cân đối chứng có thể bị phạt 10 triệu đồng

Bộ Công thương đã gửi Bộ Tư pháp hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD).
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, với 94,25% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận