Quy định mới về thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm thủ tục Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” và Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.

Theo Quyết định, đối với thủ tục Xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", trình tự thực hiện như sau:

Lấy phiếu tín nhiệm: Người đứng đầu, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng và tương đương của đơn vị cơ sở tổ chức triển khai văn bản hướng dẫn về việc xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị (bao gồm cả nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng); tổng hợp danh sách và hồ sơ của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú";

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú";

Người đứng đầu, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng và tương đương triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 tổng số công chức, viên chức, người lao động dự họp. Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai;

Đối với đơn vị có số công chức, viên chức và người lao động từ 500 người trở lên, người đứng đầu, giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng và tương đương tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 300 công chức, viên chức, người lao động dự họp. Người đứng đầu, giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng và tương đương quyết định hình thức lấy phiếu tín nhiệm đối với số công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham dự cuộc họp;

Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn của Hội đồng cơ sở của các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và đại học quốc gia, cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý cấp huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng các cấp: Tổ thư ký rà soát, tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" theo Mẫu số 04; báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân, chức vụ, đơn vị công tác của cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị trong thời gian 07 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân. Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách cá nhân, chức vụ, đơn vị công tác của cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân.

Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng, gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.

Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị.

Hội đồng họp, thảo luận và tiến hành bỏ phiếu để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú".

Hội đồng cấp dưới hoàn thiện 01 bộ hồ sơ (bản giấy) theo quy định và gửi lên Hội đồng cấp trên.

Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định.

Danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" được xét tặng ba năm một lần

Quyết định nêu rõ, danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính là: Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" để tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 35/2024/NĐ-CP, đã được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" và đạt được các tiêu chuẩn sau:

Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách người học; có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, là tấm gương sáng, nhà giáo mẫu mực, xuất sắc tiêu biểu trong đổi mới quản lý, nuôi dạy, giảng dạy; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có đóng góp lớn vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo; được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.

Có tài năng sư phạm xuất sắc.

Có công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận