Rà soát các điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để kịp thời khắc phục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.

Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Rà soát các điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để kịp thời khắc phục

Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược, tạo không gian phát triển mới, động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Thời gian qua, Trung ương và địa phương đã rất quyết liệt triển khai các dự án xây dựng đường bộ cao tốc. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác gần 1.900km đường bộ cao tốc, đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2025 có trên 3.000 km đường bộ cao tốc.

Nhu cầu vốn cho đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc rất lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc theo quy mô phân kỳ. Việc sớm đưa vào khai thác các tuyến đường bộ cao tốc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, việc vận hành các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ còn một số hạn chế như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông (như vụ tai nạn xảy ra ngày 18 tháng 02 năm 2024 trên tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn).

Tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu, khắc phục các hạn chế này. Để khẩn trương triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế, tăng cường an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân;

Chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên; trong đó tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024;

Khẩn trương phối hợp với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô tô cao tốc trong Quý I năm 2024, làm căn cứ tổ chức quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả đường bộ cao tốc;

Khẩn trương tổ chức nghiệm thu, quyết toán các dự án đầu tư đường bộ cao tốc có quy mô phân kỳ theo quy định để sớm thực hiện đầu tư, nâng cấp lên quy mô cao tốc hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đường bộ cao tốc;

Chủ trì, phối hợp với các địa phương xác định phạm vi, ranh giới, diện tích đã giải phóng mặt bằng, diện tích tiếp tục phải giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, nhất là đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.

Đề xuất bố trí nguồn vốn sớm đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để rà soát, triển khai công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang quản lý khai thác theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất bố trí nguồn vốn sớm thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát nhu cầu giải phóng mặt bằng, sử dụng đất rừng, đất lúa để kịp thời có kế hoạch thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.

Tiếp tục rà soát các điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để kịp thời khắc phục

Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát các "điểm đen", điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để có phương án kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà các vấn đề phát sinh.

Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận