Sẽ có quy định mới về xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

Tại dự thảo Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Bộ Công an đã đề xuất quy định về kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế

Theo dự thảo, đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá gồm:

1- Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

2- Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

Dự thảo nêu rõ, chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

Những tài sản không được kê biên

Theo dự thảo, không được kê biên những tài sản sau: 1- Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú; 2- Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng; 3- Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng; 4- Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen; 5- Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh; 6- Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.

Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

Dự thảo nêu rõ, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản

Theo dự thảo, Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm những nội dung sau: Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.

Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 05 ngày làm việc, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.

Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản

Dự thảo nêu rõ quy định về tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản như sau:

Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.

Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và người chứng kiến. Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và người chứng kiến.

Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.

Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập từ 1/7/2024

Sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập từ 1/7/2024

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an vừa tổ chức triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp với tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận căn cước, giúp công dân hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc thu nhận sinh trắc học mống mắt.
Lần đầu tiên có Nghị định quy định hoạt động thông tin cơ sở

Lần đầu tiên có Nghị định quy định hoạt động thông tin cơ sở

Ngày 10/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Nghị định này quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước về thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.
Ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra, Bộ Y tế nhắc phải xử lý nghiêm

Ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra, Bộ Y tế nhắc phải xử lý nghiêm

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trong văn bản gửi sở Y tế các địa phương, các sở an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Những trường hợp nào được cấp, đổi Thẻ thanh tra?

Những trường hợp nào được cấp, đổi Thẻ thanh tra?

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định về mẫu Thẻ thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra.
Đề xuất phạt 70 - 100 triệu đồng đối với hành vi mua bán trái phép dữ liệu cá nhân

Đề xuất phạt 70 - 100 triệu đồng đối với hành vi mua bán trái phép dữ liệu cá nhân

Thông tin cá nhân người sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên mạng đang bị thu thập, khai thác, sử dụng công khai bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số, thương mại điện tử, nhiều ứng dụng lưu trữ dữ liệu tại nước ngoài. Đây là những hành vi cần có mức xử phạt để tăng hiệu lực của pháp luật, tăng sức răn đe, ngăn ngừa tội phạm.
Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024

Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.
Quy định mới về thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

Quy định mới về thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm thủ tục Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” và Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.
Đảm bảo tính khả thi, nhất quán của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024

Đảm bảo tính khả thi, nhất quán của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024

Sáng 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; dự thảo Nghị định quy định về giá đất.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận