Siết chặt hoạt động rao bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng

Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 1448/TCT-TTHT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp ngăn chặn, xử lý các thông tin rao bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng.
Rà soát, kiểm tra ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn Hệ thống Hóa đơn điện tử CT của Bộ Công Thương đã được phép cung cấp dịch vụ Hơn 800.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử: Đảm bảo thu đúng, thu đủ, tiết kiệm chi phí, công khai, minh bạch

Tổng cục Thuế nêu rõ đây là biện pháp phối hợp cần thiết trước tình trạng tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng không gian mạng xã hội đăng tải thông tin, quảng cáo mua bán trái phép hóa đơn VAT gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.

Theo cơ quan này, thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, từ ngày 21/4/2022, ngành thuế đã triển khai hệ thống hoá đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh đã nhập cuộc thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống.

Việc chuyển đổi sử dụng hóa đơn giấy sang hoá đơn điện tử mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nướccuộc; và đó là nhu cầu tất yếu của hệ thống thương mại hiện đại minh bạch, trong xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Tuy nhiên, thời gian qua có hiện tượng một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng không gian mạng xã hội, sử dụng công nghệ đăng tải thông tin, quảng cáo mua bán trái phép hóa đơn VAT gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.

Siết chặt hoạt động rao bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng
Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp ngăn chặn, xử lý các thông tin rao bán hóa đơn điện tử trên không gian mạng

Tổng cục Thuế khẳng định, hành vi đăng tải thông tin, quảng cáo mua bán trái phép hóa đơn vi phạm các quy định tại Luật Quản lý thuế số 38 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Theo Tổng cục Thuế, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa dịch vụ bán ra, sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Do vậy, Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chỉ đạo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử và các đơn vị có liên quan phối hợp với cơ quan thuế để ngăn chặn, gỡ bỏ, xử lý các wesite có dấu hiệu thông tin, quảng cáo mua bán hóa đơn trên không gian mạng.

Cuối tháng 4 vừa qua, Tổng cục Thuế công bố triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử”. Trung tâm Cơ sở dữ liệu hoá đơn điện tử mà Tổng cục Thuế vừa triển khai có chức năng phân tích dữ liệu hoá đơn điện tử, phục vụ công tác quản lý rủi ro về hoá đơn điện tử trong toàn ngành thuế.

Với số lượng hoá đơn cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý lên đến 4 tỷ tính đến cuối tháng 4, đòi hỏi cơ quan thuế cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và áp dụng kỹ thuật hiện đại để phân tích dữ liệu lớn.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, những yếu tố bất định về địa chính trị và kinh tế trên thế giới có thể sẽ các tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng như chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Theo đó, tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 31,7%.
Siêu cảng 3,5 tỷ đôla, cơ hội cho xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam

Siêu cảng 3,5 tỷ đôla, cơ hội cho xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam

Siêu cảng Chancay toạ lạc ở phía Bắc thủ đô Lima của Peru, nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược vô cùng thuận lợi cho việc kết nối thương mại quốc tế.
Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.
Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Theo dự báo tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 6,5%, tăng cao hơn mức 5,5% được dự báo hồi tháng 4/2024
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận