Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Vai trò không thể thiếu của báo chí, truyền thông

Báo chí là kênh truyền thông góp phần nâng cao nhận thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

* Nghiên cứu tiêu chuẩn trụ sở công sở xây dựng mới phải có thiết kế mái nhà cho điện mặt trời

Đó là khẳng định của các chuyên gia, nhà quản lý tại Tọa đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 25/6.

Vai trò nòng cốt

Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia có quy mô nền kinh tế đang tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6 - 7% trong vòng vài thập kỷ gần đây.

Giai đoạn 2020 - 2023 và 6 tháng năm 2024, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Năng lượng là đầu vào thiết yếu của nền kinh tế, vì vậy, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh.

Từ bối cảnh đó, công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết và quan trọng. Đây là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Ngày 8/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/CT-TTg về công tác tăng cường thực hiện tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, ngày 14/2/2024, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 05 về đảm bảo cung ứng điện, than, dầu khí để đảm bảo điện cho năm 2024. Trong 12 nhóm giải pháp lớn, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, trên cơ sở các chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, của Chính phủ, Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng. Coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) giai đoạn 2019 - 2030 xác định truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, có vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông với nòng cốt là những nhà báo, phóng viên trên khắp cả nước giai đoạn qua đã phát huy tốt nhiệm vụ.

Chuyển nhận thức thành hành động

Tại sự kiện, các diễn giả đã làm rõ vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện đặt ra và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Chuyên gia năng lượng Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội năng lượng Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của các nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí, truyền thông đã giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đã chuyển từ nhận thức thành hành động, từ hành động trở thành thói quen và cho kết quả cụ thể đối với từng đối tượng tiêu dùng năng lượng cũng như lợi ích cho đất nước.

"Năng lượng tiêu thụ ít đi có nghĩa sẽ giảm được giá thành, có tác dụng cho các doanh nghiệp. Đối với các quy hoạch, chiến lược năng lượng có ý nghĩa thứ nhất về giảm được đầu tư mới. Thứ hai giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu. Bởi hiện Việt Nam là quốc gia nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 trở về đây, đỉnh điểm là năm 2020 đã nhập tới gần 49% nhiên liệu tính theo cán cân xuất nhập khẩu... Đó là những điều cần giải" - vị này nói.

May be an image of 12 people and people studying

TS Lê Anh Tuấn - phụ trách Khoa Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Điện lực cho rằng, việc chủ động cung cấp thông tin từ phía cơ quan quản lý, sự đầu tư nghiên cứu của phóng viên, nhà báo và sự sẵn sàng của chuyên gia trong việc chia sẻ, phản biện chính sách sẽ đem lại hiệu quả trong truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

"Về công tác truyền thông tôi đánh giá rất cao trong giai đoạn vừa rồi, tất nhiên là luôn luôn cần phải có sự cải tiến, thay đổi để làm sao truyền thông sát hơn đối với người tiêu dùng. Những chương trình đào tạo về năng lượng, bản thân Trường Đại học Điện lực cũng mới có một môn học về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đưa vào giảng dạy cho tất cả các ngành học ở trong trường. Đấy cũng là một sự thay đổi. Rất mong kiến thức về năng lượng sẽ được lan tỏa sâu hơn, rõ hơn cho các thế hệ sau" - TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm.

Được biết, trong chương trình phối hợp giữa Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững với USAID triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II), Chiến lược truyền thông về năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030 đã được xây dựng.

Qua nghiên cứu, đánh giá cùng với kết quả thực hiện khảo sát với các phóng viên, nhà báo, trong thời gian tới, các buổi tọa đàm, tập huấn nhằm phổ biến chủ trương, chính sách, định hướng triển khai và những giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến phóng viên, nhà báo sẽ được triển khai thường xuyên và sâu rộng hơn. Đây cũng sẽ là các diễn đàn cởi mở để đội ngũ phóng viên, nhà báo có thể chia sẻ, thẳng thắn góp ý và đồng hành với Bộ Công Thương trong công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng và ngành năng lượng nói chung.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc

Nhân dịp dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, sáng 27/6, tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, năng lượng, môi trường hàng đầu Trung Quốc.
Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 25/6 (giờ địa phương), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của WEF, với chủ đề "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo tại các nước đang phát triển".
Thay chủ đầu tư dự án xây dựng, khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 - khu kinh tế Nghi Sơn

Thay chủ đầu tư dự án xây dựng, khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 - khu kinh tế Nghi Sơn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 525/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 - khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Tháo gỡ khó khăn, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong nước

Tháo gỡ khó khăn, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong nước

Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Tập đoàn đồ uống lớn nhất Hàn Quốc xây nhà máy 100 triệu USD ở VN

Tập đoàn đồ uống lớn nhất Hàn Quốc xây nhà máy 100 triệu USD ở VN

Dự án nhà máy rượu Soju có vốn đầu tư 100 triệu USD dự kiến khởi công vào quý I/2025 tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Thái Bình) và đi vào hoạt động từ quý II/2026.
Giá xăng chiều ngày  13/6 quay đầu tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Giá xăng chiều ngày 13/6 quay đầu tăng sau 2 lần giảm liên tiếp

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu, áp dụng từ 15h ngày 13/6. Các doanh nghiệp đầu mối sẽ đưa ra mức giá bán lẻ không cao hơn giá điều hành từ liên bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận